Thuỳ Linh ·
2 năm trước
 4080

Chuyên gia khuyến cáo hạn chế ra ngoài vì tác hại của tia cực tím

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu tia cực tím ở mức nguy cơ gây hại cao, người dân nên ở dưới bóng mát vào buổi trưa, che chắn khi ra ngoài, bôi kem chống nắng và đeo kính râm. Để bảo vệ làn da khi bức xạ tia cực tím gây hại ở mức rất cao, người dân nên hạn chế ra ngoài vào buổi trưa, ở dưới bóng mát và che chắn khi ra ngoài, bôi kem chống nắng, đeo kính râm và đội mũ là bắt buộc.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, ngày 12/6, chỉ số UV cực đại của các tỉnh thuộc Bắc Bộ đều ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao, các tỉnh thuộc Trung Bộ, Nam Bộ ở ngưỡng nguy cơ gây hại trung bình.

Theo đó, chỉ số tia cực tím đạt mức cực đại trong khoảng từ 11-12 giờ tại các tỉnh như sau: TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) ở mức 8.4-8.8; thành phố Hải Phòng 9.0-9.4; Thủ đô Hà Nội 7.9; TP.Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), TP.Đà Nẵng, Hội An (tỉnh Quảng Nam) mức 2.7-3.4; TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) 6.2; TP.Cần Thơ 4.0; TP.HCM và TP.Cà Mau (tỉnh Cà Mau) mức 3.0.

tác hại của tia cực tím

Dự báo trong ngày 13/6, chỉ số tia UV tại các TP.Hạ Long, TP.Hải Phòng, TP.Hà Nội và các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa trở vào đến TP.Đà Nẵng đều ở ngưỡng nguy cơ gây hại cao (5-7). Ngày 14 và 15/6, chỉ số UV có xu hướng tăng lên ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao (8-9); riêng khu vực Huế, TP.Đà Nẵng ngày 15/6 chỉ số này lại giảm trở về ngưỡng nguy cơ gây hại cao (8-10). Các tỉnh, thành phố từ Hội An trở vào Nam Bộ chỉ số UV đều ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao (9).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ số tia cực tím mức 3-5 là trung bình, 6-8 là nguy cơ gây hại cao, mức 8-10 là rất cao (gây bỏng trong 25 phút tiếp xúc liên tục với nắng), chỉ số tia cực tím cao nhất là 11+ có thời gian gây bỏng là 10 phút tiếp xúc với nắng liên tục.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu tia cực tím ở mức nguy cơ gây hại cao, người dân nên ở dưới bóng mát vào buổi trưa, che chắn khi ra ngoài, bôi kem chống nắng và đeo kính râm. Để bảo vệ làn da khi bức xạ tia cực tím gây hại ở mức rất cao, người dân nên hạn chế ra ngoài vào buổi trưa, ở dưới bóng mát và che chắn khi ra ngoài, bôi kem chống nắng, đeo kính râm và đội mũ là bắt buộc.

Cũng theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, chỉ số nóng bức cực đại tại Thủ đô Hà Nội, các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), TP.HCM đạt mức 32-41 (mức đặc biệt cẩn trọng); riêng ở tỉnh Quảng Ninh đạt mức 41-54 (mức nguy hiểm).

Với mức nhiệt này, người dân có khả năng bị say nắng, kiệt sức thậm chí có thể bị sốc nhiệt nếu tiếp xúc với nắng nóng hoặc hoạt động thể chất kéo dài. Vì vậy, để phòng tránh tác hại do nắng nóng kéo dài, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần mặc quần áo bảo hộ, bao gồm các loại áo có khả năng chống nắng như áo dài tay, áo khoác có cổ, quần dài, tối màu, mũ rộng vành để che mặt, cổ và tai; nên lựa chọn chất liệu vải chống nắng đặc biệt.

Cùng với đó, nên bổ sung hoa quả tươi giàu vitamin C, giúp hạn chế tác động có hại từ tia cực tím; uống bù đủ nước khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày; sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi khi ra ngoài, ngay cả khi trời nhiều mây.

“Nắng nóng tác động đến sức khỏe rất nhiều. Nắng nóng không chỉ làm trẻ em, người già đổ bệnh mà ngay cả những thanh niên cũng “gục” vì say nắng, có trường hợp xuất huyết màng não vì nắng nóng, thậm chí tử vong. Năm nào khoa Cấp cứu (BV Bạch Mai) cũng tiếp nhận những trường hợp đang đi ngoài đường nóng thì ngất xỉu, sốc được người dân đưa vào cấp cứu”, PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ.

Nguồn