Trần Trung ·
2 năm trước
 2842

Có một cách để dịch bệnh và thiên tai ngừng lại, đó là cư xử 'tử tế' với thiên nhiên

Nếu không làm lành và cư xử "tử tế" với thiên nhiên, nếu con người còn tiếp tục tàn phá tự nhiên, con người sẽ còn phải đối diện với nhiều dịch bệnh, thảm họa, thiên tai trong tương lai. Các chuyên gia kết luận rằng “Mỗi đồng tiêu cho bảo tồn thiên nhiên là một đồng chi bảo vệ chính chúng ta”.

Theo các nhà lãnh đạo của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) International, các đại dịch như Covid-19 là kết quả của sự tàn phá thiên nhiên của loài người và thế giới đã phớt lờ thực tế khắc nghiệt này trong nhiều thập kỷ.

con người tàn phá tự nhiên

Các đại dịch như Covid-19 là kết quả của sự tàn phá thiên nhiên của loài người và thế giới đã phớt lờ thực tế khắc nghiệt này trong nhiều thập kỷ

Các nhà lãnh đạo trên cho biết việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp và không bền vững cũng như tàn phá rừng và những nơi hoang dã khác vẫn là tác nhân thúc đẩy số lượng bệnh ngày càng tăng từ động vật hoang dã sang người.

Điều đó đồng ngha với việc nhiều thảm họa gây thiệt hại còn khủng khiếp hơn Covid-19 sẽ xảy ra trừ khi thế giới ý thức và kiểm soát được cơn thèm khát các nguồn lực của thiên nhiên. Đó cũng chính là một thông điệp được đúc kết lại sau hội nghị thượng đỉnh Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa kết thúc.

Các loại bệnh lây truyền từ động vật sang người đã được chứng minh là dễ dàng đối với động vật hoang dã, với vật chủ trung gian là vật nuôi vốn tiếp xúc gần với con người.

Các số liệu cấp cao đã đưa ra một loạt cảnh báo kể từ tháng 3, với các chuyên gia đa dạng sinh học hàng đầu thế giới cho rằng những dịch bệnh thậm chí còn nguy hiểm hơn có thể xảy ra trong tương lai nếu sự hủy diệt tràn lan của thế giới tự nhiên không được dừng lại.

Buôn bán động vật hoang dã được cho là hạ nhiệt mạnh khi dịch Covid-19 xảy ra, nhưng theo Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC), lĩnh vực này lại đang nhăm nhe tăng tốc trở lại khi biên giới các quốc gia ngừng biện pháp phong tỏa, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Và điều này đe dọa rằng các dịch bệnh sẽ không dừng lại. 

“Chúng ta đã chứng kiến nhiều căn bệnh xuất hiện trong nhiều năm qua, như Zika, Aids, Sars và Ebola và tất cả chúng đều có nguồn gốc từ quần thể động vật trong điều kiện áp lực môi trường nghiêm trọng”, Elizabeth Maruma Mrema, người đứng đầu công ước Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học, Maria Neira, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới về môi trường và sức khỏe và Marco Lambertini, người đứng đầu WWF International cho biết.

con người tàn phá thiên nhiên

Buôn bán động vật hoang dã được cho là hạ nhiệt mạnh khi dịch Covid-19 xảy ra

Trong một báo cáo được đánh giá cao bên lề hội nghị thượng đỉnh do Đại học Harvard (Mỹ) thực hiện, nhìn vào vai trò của khoa học trong phòng chống dịch bệnh. Nhóm tác giả cho rằng, đại dịch nào cũng có thể ngăn ngừa được từ sớm, hoặc ít ra là cũng hạn chế được tối đa thiệt hại bằng chi phí tối thiểu nếu đem so sánh với thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. Họ khuyến nghị nhóm giải pháp phòng ngừa sớm, tập trung vào 3 nội dung: Bảo tồn tài nguyên rừng, ngăn chặn nạn buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã, nâng cao độ và diện bao phủ của an ninh sinh học vật nuôi.

Nhà môi trường học nổi tiếng – tiến sĩ Jane Goodall được mời phát biểu tại một diễn đàn bên lề hội nghị thượng đỉnh. Tại đây, bà cảnh báo con người phải gấp rút thay đổi lối suy nghĩ và cách hành xử với thiên nhiên. “Sức khỏe của chúng ta, sự thịnh vượng trong cuộc sống của chúng ta luôn nằm trong mối quan hệ mật thiết và không thể chia tách được với sức khỏe lẫn sự an toàn của môi trường mà chúng ta sống trong đó”, bà nói.

Bà Goodall gắn đại dịch Covid-19 với cách ứng xử vô trách nhiệm đến mức tàn phá thế giới tự nhiên lẫn việc khai thác vô tội vạ nguồn lợi động vật hoang dã lẫn vật nuôi bản địa.

“Chính chúng ta đã tạo ra các điều kiện thuận lợi để dịch bệnh lây lan. Giới khoa học về bệnh động vật đã đưa ra cảnh báo từ lâu nhưng không đường lắng nghe, và giờ thì chúng ta đang phải trả giá”, bà nói.Báo cáo của Đại học Harvard viết rằng, chỉ có khoảng 4 tỷ USD được chi ra hàng năm trên cả thế giới cho các hoạt động phòng chống tàn phá thiên nhiên. Trong khi đó, các nguồn chưa đầy đủ ước tính đại dịch Covid-19 gây thiệt hại kinh tế toàn cầu lên tới 11.000 tỷ USD.

“Chúng ta mà góp được 22-31 tỷ USD mỗi năm cho các hoạt động phòng chống thì quả là một chuyển biến hoàn hảo”, theo tiến sĩ Aaron Bernstein chuyên về lĩnh vực phòng ngừa đại dịch tại Trường Y tế công T.H. Chan thuộc Đại học Harvard. “Mỗi đồng tiêu cho bảo tồn thiên nhiên là một đồng chi bảo vệ chính chúng ta”.