Bích Ngọc ·
1 năm trước
 16165

Công ty Bất động sản Nhật Nam có những dấu hiệu sai phạm gì về pháp luật?

Tại sao Văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình phải ban hành các văn bản cảnh báo dấu hiệu bất thường của Công ty cổ phần đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam đến những người dân và doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu các dẫn chứng sau đây.

Mới đây, Công ty cổ phần đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam (Công ty Nhật Nam) đã bị Văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình ban hành các văn bản cảnh báo dấu hiệu bất thường đến những người dân, doanh nghiệp. Hiện nay, trên nhiều tỉnh thành cả nước, công ty này đã thành lập nhiều chi nhánh và các văn phòng, lôi kéo được nhiều nhà đầu tư.

Tại sao Công ty Nhật Nam lại lôi kéo được nhiều nhà đầu tư?

Công ty Nhật Nam đã đưa ra thông báo, khách hàng tham gia kí hợp tác cùng công ty sẽ được chia lợi nhuận khủng 5-7%/tháng tương đương 60-84%/năm, kèm theo đó là nhiều ưu đãi bất động sản. Với lợi nhuận khủng nêu trên, các nhà đầu tư đã bị "mờ mắt". 

Công ty Nhật Nam huy động vốn với lãi xuất khủng từ 60-84%/năm

Công ty Bất động sản Nhật Nam có những dấu hiệu sai phạm gì về pháp luật?

Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an cho biết, Công ty Nhật Nam có trụ sở chính tại 54 Ngô Thị Thu Minh, phường 2, Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh; Người đại diện theo pháp luật là Vũ Thị Thuý (Sinh năm 1983, trú tại xã Thạch Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa), trong đó cổ đông góp vốn gồm: Vũ Thị Thủy, Mai Thanh Tùng (Sinh năm: 1987, chồng Vũ Thị Thủy), Vũ Đức Tại (Sinh năm: 1985).

Công ty này đã có hành vi huy động vốn thông qua "Hợp đồng hợp tác kinh doanh” tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư như: Yêu cầu bảo mật thông tin và cam kết không hình sự hóa các tranh chấp, chỉ hòa giải dân sự tại tòa án kinh tế.

Được biết, Công ty Nhật Nam có dấu hiệu, hành vi, hoạt động huy động vốn có nguy cơ phức tạp về an ninh kinh tế và an ninh trật tự.

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu các đơn vị rà soát tình trạng hoạt động của Công ty bất động sản Nhật Nam trên địa bàn tỉnh. ĐVCC.

Bên cạnh đó, ngày 6/9, Sở Thông tin và truyền thông (TT&TT) tỉnh Hòa Bình đã ra văn bản đề nghị các cơ quan báo chí, đơn vị tại các huyện, thành phố thực hiện tuyên truyền, cảnh báo đến người dân, doanh nghiệp thông tin trên.

Văn bản đề nghị các cơ quan báo chí, đơn vị tại các huyện, thành phố thực hiện tuyên truyền, cảnh báo đến người dân, doanh nghiệp thông tin trên.

Cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an cho biết, các nhà đầu tư sẽ được chi trả lợi nhuận hàng ngày vào tài khoản sau khi ký hợp đồng và nộp tiền. Thế nhưng công ty Nhật Nam sử dụng tài khoản cá nhân của Vũ Thị Thuý (Giám đốc) để chuyển tiền mà không sử dụng tài khoản doanh nghiệp, hành vi này có dấu hiệu che giấu thu nhập đã chia cho các nhà đầu tư, qua đó trốn tránh nghĩa vụ kê khai thuế thu nhập cá nhân thay cho các nhà đầu tư, vi phạm Luật quản lý thuế.

Cách thức hoạt động của công ty này tương tự mô hình "Ponzi”.

Vậy mô hình ponzi là gì? Dấu hiệu của mô hình Ponzi đa cấp lừa đảo?

Mô hình Ponzi được xem như một mô hình lừa đảo khét tiếng được áp dụng lần đầu bởi Charles Ponzi. Chỉ trong vòng 2 năm (1919 – 1920) Ponzi đã “lừa” được 15 triệu USD – một con số khổng lồ của hàng vạn khách hàng vào thời điểm đó và làm 6 ngân hàng phá sản. Sau cú lừa ấy, Ponzi được coi như “ông tổ” của ngành tín dụng đa cấp lừa đảo theo phương pháp Ponzi.

Được biết, mô hình Ponzi có hình thức lừa đảo là lấy tiền của người này trả lợi nhuận cho người khác. Để lôi kéo người tham gia, tổ chức thường đưa ra cam kết sẽ trả lãi cao cho người góp vốn. Bên cạnh đó, họ sẽ quảng cáo về khoản lợi tức khủng mà những người tham gia trước đã nhận. Những người bị lôi kéo từ đó mà thấy món hời trước mắt, lập tức rút ví đưa tiền. Từ đó, tổ chức càng huy động được nhiều vốn hơn.

Đối tượng được các chủ của các mô hình Ponzi nhắm tới thường là các nhà đầu tư mới, còn ít kinh nghiệm, thấy những lợi nhuận trước mắt thì dễ bị dụ dỗ.

Các mô hình huy động vốn dựa trên mô hình Ponzi tại Việt Nam đã được phát triển và biến tướng không ngừng khiến nhiều người bị lừa, gia đình nợ nần chồng chất. 

Khi Ponzi chết, hình thức lừa đảo Ponzi không biến mất mà đã thay đổi trở nên tinh vi hơn. 

Dù vậy, chúng vẫn có những điểm chung kể cả khi thay đổi tinh vi hơn:

  • Cam kết mức lợi nhuận khủng với rủi ro thấp
  • Mức lợi nhuận ổn định không phụ thuộc vào thị trường
  • Một khi đã tham gia sẽ rất khó có thể rút khỏi tổ chức

Cách thức hoạt động của công ty Nhật Nam tương tự với hình thức lừa đảo này, cho đến khi Công ty Nhật Nam hết khả năng chi trả cho nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư đến nay vẫn chưa thu hồi được gốc do kí hợp đồng bất lợi

Cũng theo Báo điện tử Đầu tư - baodautu.vn, có nhiều nhà đầu tư đã đóng tiền đã 16 tháng nay nhưng đến nay vẫn chưa thu hồi được gốc. Công ty có dấu hiệu trì hoãn chi trả cho nhà đầu tư trong vài tháng gần đây.

Nhà đầu tư ký hợp đồng từ năm 2020 đến nay vẫn chưa tất toán hợp đồng dù tất cả gói hợp tác đầu tư của Nhật Nam đều có thời hạn trong 24 tháng, do nhiều tháng liền trong 2 năm Covid vừa qua công ty dừng chi trả với lý do dịch bệnh, công ty dừng hoạt động.

Một nhà đầu tư tham góp vốn đầu tư vào Nhật Nam cho biết, trên thực tế công ty luôn trả theo tháng, thậm chí mấy tháng mới trả một lần dù lúc tư vấn công ty khẳng định gói hợp tác đầu tư 24 tháng và lãi trả hàng ngày. Tuy vậy, nhà đầu tư không thể làm gì được do hợp đồng ghi rõ bên A (Nhật Nam) được phép điều chỉnh nhiều nội dung hợp đồng. Bên B (khách hàng) không được công khai hợp đồng, không được nói xấu công ty nếu không sẽ bị hủy hơp đồng... chính vì vậy nhà đầu tư không thể làm gì được.

Theo như nội dung trong đồng mà nhà đầu tư này cung cấp, công ty Nhật Nam có toàn quyền điều chỉnh lợi nhuận, phương thức thanh toán và thời hạn hợp đồng. Theo hợp đồng đã kí kết, công ty sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng, không hoàn trả lại vốn đầu tư nếu khách hàng phát ngôn tiêu cực ảnh hưởng đến uy tín công ty hoặc cung cấp thông tin cho bên thứ ba.