Ngọc Lan ·
50 tuần trước
 5915

Đâu là mấu chốt để ngăn chặn lừa đảo trên mạng?

Trên mạng ngày càng xuất hiện nhiều các hình thức lừa đảo tinh vi. Ngoài các giải pháp công nghệ, giải pháp được cho là hữu hiệu nhất để ngăn chặn được tình trạng này là xử lý được tài khoản ngân hàng không chính chủ.

Sử dụng công nghệ ngày càng tinh vi

Cơ quan công an và Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin Truyền thông) ghi nhận, hiện các hình thức lừa đảo trên mạng ngày càng tinh vi. Nếu trước đây, các đối tượng lừa đảo hack nick rồi nhắn tin lừa đảo, thì ngày nay, đối tượng còn dùng công nghệ Deepfake (sử dụng AI để làm những video hoặc hình ảnh giả, sao chép ảnh chân dung tạo ra các đoạn video giả người thân, bạn bè) rồi thực hiện các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Dù gọi chỉ diễn ra được ít giây nhưng vẫn thấy được khuôn mặt người quen của mình cùng với cách xưng hô quen thuộc, tuy nhiên cuộc gọi lại diễn ra chập chờn. Sau đó, nạn nhân sẽ nhận được tin nhắn gửi tới với lí do sóng yếu nên không gọi video tiếp được, chuyển sang nhắn tin cho tiện. Sau khi tin đó đúng là người quen của mình, nạn nhân chuyển tiền theo hướng dẫn.

Công an thành phố Hà Nội cho biết, chỉ bằng công nghệ Deepfake thì video giả mạo do đối tượng tạo sẵn thường có nội dung không rõ ràng, không phù hợp hoàn toàn với ngữ cảnh thực tế giao tiếp với nạn nhân, có thể khiến nạn nhân nghi ngờ, phát hiện. Vì vậy để bao biện khuyết điểm trên, video với âm thanh khó nghe, hình ảnh không rõ nét giống cuộc gọi video có tín hiệu chập chờn được thực hiện trong khu vực phủ sóng di động/wifi yếu thường được các đối tượng tạo ra. Đây được coi là thủ đoạn lừa đảo rất mới và rất tinh vi.

Theo Cục An toàn thông tin, Deepfake được sử dụng không chỉ để lừa đảo trực tuyến mà có khi còn sử dụng cho các mục đích khác như tấn công chính trị, nhằm tạo ra những tin tức giả mạo hoặc phá hoại danh tiếng của người khác.

Thời gian qua, theo thông tin tổng hợp các vụ lừa đảo liên quan đến lĩnh vực này, hầu hết hình thức lừa đảo trực tuyến này nhắm tới việc lừa đảo tài chính. Bằng mắt thường, với các cuộc gọi Deepfake như hiện nay thì nếu quan sát kỹ vẫn có thể nhận thấy một số các dấu hiệu như thời gian gọi thường rất ngắn chỉ vài giây. Khuôn mặt của người trong cuộc gọi video giả mạo thường thiếu cảm xúc và khá "trơ" khi nói, tư thế lúng túng, không tự nhiên, hoặc hướng đầu và cơ thể không nhất quán với nhau…

Thêm vào đó, cũng có thể nhận ra màu da của nhân vật trong video cuộc gọi bất thường, ánh sáng kỳ dị và bóng đổ không đúng vị trí. Từ đó có thể khiến cho video trông không tự nhiên. Một vấn đề có thể dễ dàng nhận thấy trong video là sự khác lạ âm thanh, khi nó không đồng nhất với hình ảnh, có nhiều tiếng ồn bị lạc vào video hoặc video không có âm thanh.

Bình thường khi giả mạo, đối tượng sẽ ngắt cuộc gọi giữa chừng với lý do mất sóng, sóng yếu… Tất cả yếu tố kỳ lạ như trên là dấu hiệu nhận biết của các vụ lừa đảo Deepfake.

Chặn các tài khoản ngân hàng không chính chủ

Được biết, ngay từ thời điểm nhận được thông tin phản ánh từ người dân, Cục An toàn thông tin đã cảnh báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về hình thức lừa đảo mới này.

Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, cùng các công ty công nghệ lớn đang chung tay để tìm giải pháp kỹ thuật nhằm xử lý các vụ lừa đảo Deepfake. Ngăn chặn lừa đảo trên không gian mạng là một cuộc chiến trường kỳ.

Được biết, công nghệ thay đổi và cập nhật hàng ngày nhưng lại là công cụ để thực hiện hành vi lừa đảo. Phần lớn là liên quan đến lừa đảo tài chính vì mục đích cuối cùng lừa đảo là để nạn nhân chuyển tiền. Cũng vì thế nên để làm được điều này những tên lừa đảo cần có tài khoản để chuyển tiền vào. Những kẻ lừa đảo này sẽ không thể dùng số tài khoản của chính mình mà phải bỏ tiền ra mua các tài khoản ngân hàng không chính chủ trên thị trường. Do đó, để ngăn chặn các tài khoản không chính chủ phải đồng bộ thông tin tài khoản ngân hàng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mới có thể giải quyết được. Như vậy có thể số lượng các vụ lừa đảo trực tuyến sẽ giảm. Việc chống lừa đảo trực tuyến không đơn giản cần có sự phối hợp đồng bộ chung giữa cả mặt công nghệ, pháp lý và cơ chế.

Cục An toàn thông tin cho hay những cảnh báo để người dân phòng bị tránh lừa đảo trong thời gian tìm kiếm những giải pháp để xử lý lừa đảo về kỹ thuật công nghệ, tìm ra và kịp thời xử lý những hình thức lừa đảo mới  trên không gian mạng.

Theo đề nghị của công an thành phố Hà Nội đưa ra, để tránh trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo liên quan đến việc vay hoặc cho vay tiền thông qua các ứng dụng mạng xã hội, các cá nhân cần phải thận trọng và cảnh giác. Thay vì phản ứng bốc đồng với những tin nhắn hoặc cuộc gọi video như vậy, điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh và liên hệ với các thành viên thân thiết trong gia đình để xác minh (tránh liên hệ với họ qua các ứng dụng mạng xã hội như Zalo, Messenger, Viber, Telegram hoặc email). Nếu thậm chí có dấu hiệu nghi ngờ rằng ai đó có thể đóng giả người thân để lấy cắp tài sản, thì điều quan trọng là phải báo ngay sự việc cho đồn cảnh sát gần nhất để được hỗ trợ nhanh chóng. Bằng cách làm như vậy, chúng ta có thể hợp tác để ngăn chặn và chống lại các hoạt động lừa đảo như vậy và đảm bảo rằng thủ phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.

 

Tạ Ngọc