Bích Ngọc ·
4 tuần trước
 10263

Doanh nghiệp xoay tiền ở đâu để tiền trả nợ trái phiếu?

Trong tháng 3/2024, lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp sụt giảm mạnh, dự đoán năm nay, khi đến ngày đáo hạn trái phiếu các doanh nghiệp bất động sản sẽ rất vất vả trong việc xoay xở tiền.

Từ nay đến cuối năm, áp lực đáo hạn trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản rất lớn. Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã phải chi gần 14.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn (trong đó hơn 41% là trái phiếu bất động sản).

Theo FiinGroup ước tính khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn năm nay lên đến hơn 300.000 tỷ đồng, trong đó, riêng trái phiếu bất động sản hơn 130.000 tỷ đồng.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Ông Nguyễn Quang Thuân - Tổng giám đốc FiinRatings cho hay, khả năng trả nợ trái phiếu vẫn đang là thách thức lớn của doanh nghiệp bất động sản. Dù vốn tín dụng cũng phần nào hỗ trợ dòng tiền cho doanh nghiệp bất động sản, tuy vậy doanh nghiệp phát hành cũng không thể trông chờ toàn bộ vào nguồn vốn này để hoàn tất nghĩa vụ trả nợ trái phiếu. Còn thị trường bất động sản thì vẫn chưa thực sự khởi sắc.

Doanh nghiệp bất động sản xoay tiền ở đáo hạn?

Từ cuối năm 2023, thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu phục hồi thế nhưng tốc độ phục hồi còn chậm, chủ yếu ấm lên ở phân khúc chung cư. Hoạt động cấp phép dự án vẫn chậm, do đó nguồn cung khó cải thiện nhanh thời gian tới. Từ đầu năm đến nay, nhiều chủ đầu tư có động thái mở bán, có thể thấy là dấu hiệu khả quan cho cả năm nay. Dù vậy, cân đối cung – cầu chưa thể cải thiện, kéo theo sức khỏe tài chính của chủ đầu tư tiếp tục khó khăn.

Ông Dương Đức Hiếu - Giám đốc phân tích cao cấp Khối Xếp hạng và Nghiên cứu (VIS Ratings) cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản sẽ không gặp cú sốc thanh khoản nào trong năm nay, nhờ các kênh tiếp cận vốn khác (tín dụng ngân hàng và phát hành cổ phiếu) khá thuận lợi. Từ đầu năm đến nay, tín dụng kinh doanh bất động sản tăng trưởng dương, dù tín dụng chung tăng trưởng âm. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng thuận lợi trong phát hành cổ phiếu tăng vốn

Các chuyên gia kinh tế cũng kỳ vọng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm nay sẽ dần khởi sắc trong nửa cuối năm, giúp doanh nghiệp bất động sản thực hiện nghĩa vụ trả nợ trái phiếu.

Bắt đầu từ năm 2024, Nghị định 65/2022/NĐ-CP sẽ được thực hiện đầy đủ, bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, kỳ vọng mang lại niềm tin cho nhà đầu tư cá nhân cũng như thu hút sự tham gia nhiều hơn của các nhà đầu tư tổ chức.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, lãi suất năm nay sẽ tiếp tục duy trì ở mặt bằng thấp, tạo sức hấp dẫn và hỗ trợ tốt cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp hồi phục trở lại. Để thị trường này sôi động trở lại, yếu tố quan trọng nhất vẫn là cải thiện thủ tục phát hành trái phiếu ra công chúng và mở rộng cơ sở nhà đầu tư tổ chức.

Nền lãi suất thấp năm nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Lãi suất thấp cũng giúp khả năng tiếp cận các nguồn vốn khác của doanh nghiệp phát hành dễ dàng hơn, làm tăng khả năng trả nợ của các tổ chức phát hành, từ đó giúp ổn định tâm lý thị trường và thu hút nhà đầu tư quay lại thị trường trái phiếu.

Trái phiếu doanh nghiệp trở nên nhạy cảm trong 2 năm qua, không ít doanh nghiệp có năng lực tài chính thậm chí mua lại toàn bộ trái phiếu trước hạn, tất toán toàn bộ dư nợ trái phiếu. Khi tâm lý của nhà đầu tư hồi phục, với lãi suất tiết kiệm thấp như hiện nay, chênh lệch lớn giữa lãi suất trái phiếu doanh nghiệp và lãi suất gửi tiết kiệm sẽ làm tăng sức hấp dẫn của trái phiếu.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/7586171748109182/?