Huyền My ·
1 năm trước
 2407

Giá năng lượng thế giới năm 2022: Ở đâu tăng cao nhất?

Ngay sau khi đại dịch Covid-19 tạm lắng, thêm nhiều “bất khả kháng” xuất hiện, như xung đột quân sự, đứt gãy chuỗi cung ứng, hay suy thoái kinh tế… khiến giá năng lượng tăng cao.

Kết thúc năm 2022, trang tin kinh tế trực tuyến Canada Visualcapitalist (VCC) cập nhật những biến động ít thấy này, đặc biệt là giá xăng, dầu, điện và khí đốt.

1. Giá xăng dầu:

Theo VCC: Với mức trung bình 11,10 USD/gallon (1 gallon = 4,54 lít), tương đương khoảng 58.000 VNĐ/lít, các hộ gia đình ở Hồng Kông phải trả tiền xăng cao nhất thế giới (cao hơn gấp đôi mức trung bình toàn cầu). Lý do, giá thuế khí và các chi phí khác, trong đó có tiền thuê đất khiến giá khí tăng vọt.

Giống như Hồng Kông, CH Trung Phi cũng có chi phí khí đốt cao, 8,60 USD/gallon. Là nước nhập khẩu xăng ròng, quốc gia này đã phải đối mặt với áp lực tăng giá kể từ sau cuộc chiến ở Ukraine.

Các hộ gia đình ở Iceland, Na Uy và Đan Mạch phải đối mặt với chi phí xăng, dầu cao nhất ở châu Âu. Nhìn chung, châu Âu đã chứng kiến lạm phát chạm mốc 10% trong tháng 9 do khủng hoảng năng lượng.

Top 10 quốc gia dưới đây đứng đầu danh sách 100 quốc gia của VCC. Đây là mức giá trung bình mà các hộ gia đình phải chi ra (tính đến ngày 31 tháng 10 năm 2022).

Nguồn: GlobalPetrolPrices.com.

Infographic giá xăng thế giới năm 2022. (Nguồn: VCC).

2. Giá điện:

Phần lớn giá điện sinh hoạt cao nhất tập trung ở châu Âu. Riêng Đan Mạch, Đức, Bỉ cao gấp đôi so với Pháp và Hy Lạp. Về viễn cảnh, giá điện ở nhiều quốc gia châu Âu cao hơn gấp hai, hoặc ba lần so với mức trung bình toàn cầu là 0,14 USD/kWh (3.311 VNĐ). Trong quý đầu của năm 2022, giá điện sinh hoạt ở Liên minh châu Âu (EU) đã tăng 32% so với năm trước.

Top 10 quốc gia đầu có mức giá điện cao nhất thế giới 2022. Đây là mức giá trung bình mà các hộ gia đình phải chi ra (tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2022).

Nguồn: GlobalPetrolPrices.com.

Riêng tại Mỹ, giá điện sinh hoạt đã tăng gần 16% mỗi năm so với tháng 9 năm ngoái, mức tăng cao nhất trong hơn 4 thập kỷ, khiến lạm phát cao hơn. Tuy nhiên, các hộ gia đình được bảo vệ nhiều hơn trước tác động của sự gián đoạn nguồn cung từ Nga do Mỹ là một nước xuất khẩu năng lượng ròng lớn trên thế giới.

3. Giá khí tự nhiên:

8 trong số 10 quốc gia có giá khí đốt cao nhất thế giới đều thuộc về châu Âu, trong đó Hà Lan đứng đầu. Tổng thể, giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã tăng gấp 6 lần trong một năm kể từ chiến tranh xảy ra tại Ukraine (hồi tháng 2/2022).

Top 10 quốc gia đứng đầu có mức giá khí cao nhất thế giới 2022. Đây là mức giá trung bình mà các hộ gia đình phải chi ra (tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2022).

Nguồn: GlobalPetrolPrices.com

Tin tốt là mùa thu năm nay tương đối ấm áp đã giúp nhu cầu khí đốt tự nhiên của châu Âu giảm 22% trong tháng 10 so với hồi năm ngoái. Điều này giúp giảm bớt căng thẳng về thiếu khí đốt vào cuối mùa đông.

Bên ngoài châu Âu, Brazil có giá khí đốt tự nhiên cao thứ tư trên toàn cầu, mặc dù nước này có thể sản xuất khoảng một nửa nguồn cung trong nước.

Chi phí gas nấu ăn cao là thách thức đối với các gia đình có thu nhập thấp, điều này đã trở thành một vấn đề chính trị quan trọng trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 10. Trong khi đó, Singapore có giá khí đốt tự nhiên cao nhất châu Á do phần lớn phải nhập khẩu thông qua tàu chở dầu, hoặc đường ống, khiến đất nước dễ bị tổn thương trước những cú sốc về giá.

4.Tính cạnh tranh nguồn nhiên liệu sẽ gia tăng:

Các phân tích từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết: Đến tháng 12, tất cả các chuyến vận chuyển dầu thô bằng đường biển từ Nga đến châu Âu sẽ dừng lại, điều này có thể đẩy giá xăng dầu vào mùa đông và năm 2023. Đáng lo ngại hơn, khả năng lưu trữ khí đốt tự nhiên của châu Âu có thể giảm xuống 20% vào tháng 2, nếu Nga cắt đứt hoàn toàn nguồn cung và nhu cầu không giảm.

Khi châu Âu tìm kiếm các giải pháp thay thế năng lượng của Nga, nhu cầu cao hơn có thể làm tăng sự cạnh tranh toàn cầu đối với các nguồn nhiên liệu, đẩy giá năng lượng lên cao trong những tháng tới. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ hội cho lạc quan: Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán giá năng lượng sẽ giảm 11% vào năm 2023 sau khi tăng 60% bởi chiến tranh ở Ukraine vào năm 2022.

KHẮC NAM - CHUYÊN GIA TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM