Bích Ngọc ·
14 tuần trước
 9859

Giá vàng hôm nay (ngày 15/8) bao nhiêu một lượng?

Giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay bao nhiêu một lượng?

Giá vàng trong nước hôm nay

Giá vàng 9999 hôm nay 15/8, vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 78,0 triệu đồng/lượng mua vào và 80,0 triệu đồng/lượng bán ra.

Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 79,0-80,0 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 78,0-80,0 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 78,0-80,0 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Vàng miếng SJC đang được các ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank và các công ty vàng bạc đá quý bán ra ở mức 80 triệu đồng/lượng. Ở chiều mua, giá vàng các thương hiệu được niêm yết ở mức 78 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới hôm nay 

Giá vàng thế giới sáng hôm nay 15/8, vàng thế giới tiếp đà giảm với vàng giao ngay giảm 17 USD xuống 2.448,2 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.486 USD/ounce, tăng 18,8 USD so với rạng sáng qua.

Hoạt động chốt lời sau đợt tăng mạnh vào đầu tuần tiếp tục gây áp lực lên vàng, khiến kim loại quý này mất tiếp 1%. Bên cạnh đó, báo cáo lạm phát mới nhất làm giảm sự lạc quan của thị trường về việc xoay trục chính sách tại cuộc họp chính sách tiếp theo cũng góp phần đẩy giá vàng đi xuống.

Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng 0,2% vào tháng trước, sau khi giảm 0,1% vào tháng 6. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI đã tăng 2,9%, sau khi tăng 3% vào tháng 6.

Theo công cụ FedWatch CME, sau báo cáo CPI được công bố, khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 9 đã giảm xuống 41% từ mốc 50% trước đó.

Trong năm nay, vàng đã tăng 19% với giá giao ngay chạm mức cao kỷ lục 2.483,6 USD/ounce vào ngày 17-7 nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn mạnh mẽ và kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed.

Theo Tai Wong - chuyên gia đầu tư vàng tại Mỹ - cho biết thị trường vàng chịu tác động mạnh sau khi dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng Mỹ phục hồi, làm giảm kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9.

Theo công cụ FedWatch của CME, khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 9 chỉ còn 36%, giảm mạnh so với dự đoán 50% trước khi Mỹ công bố dữ liệu CPI.

Phillip Streible - chiến lược gia thị trường trưởng tại Blue Line Futures cho biết, dự đoán về việc cắt giảm lãi suất hướng đến khả năng Fed chỉ cắt giảm 25 điểm cơ bản. Điều đó làm giảm bớt động lực của thị trường vàng.

Trong khi đó, Ben Hoff - Giám đốc chiến lược tại Societe Generale lại cho rằng căng thẳng chính trị leo thang khả năng cao thúc đẩy giá vàng. Tính từ đầu năm, giá vàng tăng đến 19%, đạt mức cao kỷ lục 2.483,6 USD/ounce vào ngày 17/7.

Giá bạc giao ngay giảm 2,1% xuống 27,26 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1,3% xuống 923,95 USD. Giá palladium giảm 1,2% xuống 927,25 USD.

Về thị trường nhiên liệu, giá dầu thô Brent tương lai tăng 17 cent, tương đương 0,21%, lên 79,93 USD/thùng. Giá dầu thô West Texas Intermediate của Mỹ tăng 21 cent, tương đương 0,27%, lên 77,19 USD/thùng.

Giá hai loại dầu giảm hơn 1% trong phiên giao dịch trước sau khi lượng dầu thô dự trữ của Mỹ tăng bất ngờ, đi kèm là diễn biến chính trị ở Trung Đông.

Với giá vàng trong nước ổn định và giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 2.448,2 USD/ounce (tương đương gần 74,4 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 5,6 triệu đồng/lượng.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/8287212464671770