Bích Ngọc ·
35 tuần trước
 9895

Giá vàng hôm nay (ngày 20/3) bao nhiêu một lượng?

Giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay bao nhiêu một lượng?

Giá vàng trong nước hôm nay bao nhiêu?

Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI được niêm yết ở mức 79,40 triệu đồng/lượng mua vào và 81,40 triệu đồng/lượng bán ra.

Tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 79,80 – 80,90 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 79,60 – 81,40 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 79,60 – 81,60 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Với giá vàng trong nước tăng nhẹ và giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 2.158 USD/ounce (tương đương gần 64,6 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 17 triệu đồng.

Giá vàng thế giới hôm nay bao nhiêu?

Rạng sáng hôm nay giá vàng thế giới gần như không đổi so với rạng sáng qua với vàng giao ngay giảm 3 USD xuống 2.158 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.161,3 USD/ounce, so với rạng sáng qua giảm 3,6 USD.

Vàng giữ ổn định vào thứ Ba khi các nhà đầu tư vẫn tiếp tục đứng bên lề trước cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào thứ Tư tuần này. Cuộc họp được kỳ vọng sẽ cung cấp thêm manh mối về thời điểm cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Hiện tại, thị trường dường như chắc chắn Fed sẽ giữ nguyên mức lãi suất hiện tại tại cuộc họp lần này. Điều mà giới đầu tư chờ đợi là dự báo kinh tế và lãi suất cập nhật của các nhà hoạch định chính sách. 

Mặc dù chịu áp lực nhưng vàng vẫn đang ở trên mức hỗ trợ 2.150 USD/ounce. 

Trong tuần trước, sau các báo cáo lạm phát, giá vàng đã mất đi 1%. Hiện tại, theo công cụ CME FedWatch, các nhà giao dịch hiện đang định giá khoảng 51% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6, giảm so với mức 56% vào thứ Hai.

Ngoài Fed, các ngân hàng trung ương ở Nhật Bản, Anh, Australia, Na Uy, Thụy Sĩ, Mexico, Brazil và Indonesia cũng sẽ họp trong tuần này. Hầu hết các chuyên gia dự báo, các ngân hàng trung ương này sẽ giữ nguyên lãi suất hiện tại. 

Theo chuyên gia phân tích thị trường trưởng Tim Waterer của KCM Trade, nếu FED tập trung vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ được công bố gần đây và sức mạnh của thị trường lao động, hy vọng về việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ bị dập tắt. Trong trường hợp đó, vàng có thể mất đi ngưỡng hỗ trợ đó và thậm chí còn giảm sâu hơn.

Hiện tại, theo công cụ CME FedWatch, các nhà giao dịch hiện đang định giá khoảng 51% khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6, giảm so với mức 56% vào ngày 18/3.

Mặc dù vàng có thể chịu áp lực và giảm trong ngắn hạn nhưng hầu hết các chuyên gia vẫn lạc quan rằng, cuối cùng Fed vẫn phải cắt giảm lãi suất trong năm nay và điều đó sẽ có lợi cho vàng.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái mới đây đã yêu cầu NHNN chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp ổn định thị trường vàng được giao tại công điện và chỉ thị của Thủ tướng và các công văn của Văn phòng Chính phủ.

Cùng với đó, Phó Thủ tướng giao NHNN phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan khẩn trương thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm đối với thị trường vàng. Bên cạnh đó là việc giám sát, thanh kiểm tra với hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng và các chủ thể khác tham gia thị trường.

Từ cuối năm 2023 đến nay, Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu NHNN có các biện pháp quản lý thị trường vàng, không để giá vàng miếng chênh quá cao so thế giới.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/7554140534645637/?