Bích Ngọc ·
37 tuần trước
 10062

Giá vàng hôm nay (ngày 7/3) bao nhiêu một lượng?

Giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay bao nhiêu một lượng?

Giá vàng trong nước hôm nay bao nhiêu?

Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI được niêm yết ở mức 78,95 triệu đồng/lượng mua vào và 80,85 triệu đồng/lượng bán ra.

Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 79,50 – 80,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 79,05 – 80,90 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại Bảo Tín Mạnh Hải đang được giao dịch ở mức 79,05 – 81,10 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Được biết, giá vàng miếng thương hiệu PNJ niêm yết ở mức 79 triệu đồng/lượng và bán ra mức 81 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng ở cả 2 chiều mua-bán.    

Giá mua và giá bán vàng thương hiệu Bảo Tín Minh Châu đang lần lượt là 79,05 triệu đồng/lượng và 80,9 triệu đồng/lượng, tăng 200.000 đồng ở cả 2 chiều so với rạng sáng qua.   

Giá vàng thế giới hôm nay bao nhiêu?

Rạng sáng hôm nay giá vàng thế giới tiếp đà tăng với vàng giao ngay tăng 18,2 USD (lên 2.145,4 USD/ounce). Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.153,7 USD/ounce, tăng 12,7 USD so với rạng sáng qua.

Giá kim loại màu vàng thế giới nối dài đà tăng lên mức kỷ lục vào ngày 6-3 (giờ Mỹ) khi thị trường ngày càng đặt cược Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiến hành nới lỏng chính sách tiền tệ sau phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại phiên điều trần.

Vàng trong phiên giao dịch ngày hôm nay tiếp tục tăng lên mức kỷ lục, dựa trên động lực xuất sắc chủ yếu nhờ đặt cược vào việc nới lỏng tiền tệ của Mỹ, trong khi palladium tự động tăng trở lại trên mốc 1.000 USD lần đầu tiên kể từ ngày 12 tháng 1.

Trong khi đó, Bạc tăng 1,9% lên 24,15 USD.

Vàng tăng thêm trong bối cảnh đồng Đô la Mỹ giảm sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell chỉ ra việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

Trong khi đó, bạch kim tăng khoảng 3% lên 906,70 USD/ounce, và palladium tăng gần 10% lên 1.035,83 USD.

Ông Powell cho biết, việc cắt giảm lãi suất có thể diễn ra trong năm nay. Nhắc lại quan điểm cần phải có thêm bằng chứng cho thấy cuộc chiến lạm phát đã thành công, Chủ tịch FED nói rằng, lạm phát đã giảm đáng kể. Đồng USD đã chứng kiến một đợt bán tháo và lợi suất trái phiếu Mỹ giảm nhẹ sau phát biểu của ông Powell.

Nhà giao dịch kim loại độc lập Tai Wong tại New York cho hay, vàng có khả năng tăng cao hơn do tâm lý lạc quan vẫn chiếm ưu thế. Chiến lược gia hàng hóa Bart Melek của TD Securities dự báo, giá vàng thế giới có thể được đẩy lên mức 2.300 USD/ounce trong quý 2 năm nay.

Bên cạnh kỳ vọng lãi suất, các chuyên gia cho rằng, kim loại quý còn được hỗ trợ bởi nhu cầu của các ngân hàng trung ương. Theo chuyên gia phân tích cấp cao Krishan Gopaul của Hội đồng Vàng thế giới, đà mua vàng của năm ngoái đang tiếp tục được kéo dài sang năm nay. Chuyên gia này dự báo năm 2024 có thể sẽ là một năm bùng nổ khác đối với kim loại màu vàng sau khi chứng kiến nhu cầu bổ sung vàng tăng mạnh trong tháng 1/2024 từ các quốc gia mua vàng thường xuyên như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ…

Cùng với đó, nhu cầu trú ẩn an toàn do lo ngại liên quan đến cuộc xung đột ở Trung Đông cũng hỗ trợ mạnh cho kim loại quý. Vàng đã tăng hơn 300 USD kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Israel - Hamas.

Theo chiến lược gia hàng hóa Nitesh Shah của WisdomTree, rủi ro địa chính trị xuất phát từ xung đột địa chính trị và một năm với lịch bầu cử dày đặc trên toàn cầu có thể sẽ khiến nhu cầu bán lẻ vàng tiếp tục tăng mạnh. Và kim loại quý sẽ còn bứt phá hơn nữa khi đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên trong năm của FED được tiến hành.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/7504142016312156/?