Sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) đang là chủ đề gây xôn xao nhất những ngày gần đây. Dưới đây là thông tin cho đến hiện tại liên quan đến các thị trường bị ảnh hưởng:
Không tìm được người mua lại ngân hàng, Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ (FDIC) đã thành lập một “ngân hàng cầu nối” dưới sự lãnh đạo của cựu Giám đốc điều hành Fannie Mae, Tim Mayopoulos. Người gửi tiền và người vay tại Hoa Kỳ của SVB hiện là khách hàng của Ngân hàng Thung lũng Silicon, N.A., và có quyền truy vấn tài khoản cũng như thanh toán.
Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) đang là chủ đề gây xôn xao nhất những ngày gần đây
Chính phủ Vương quốc Anh đã sắp xếp việc bán chi nhánh địa phương của SVB cho ngân hàng lớn nhất Châu Âu, HSBC, với giá trị 1 bảng Anh. Tiền gửi của khách hàng hiện đã an toàn và về mặt lý thuyết, hoạt động kinh doanh có thể tiếp tục như bình thường. HSBC cho biết chi nhánh có khoản vay khoảng 6,6 tỷ USD và tiền gửi khoảng 8,1 tỷ USD.
Văn phòng Giám đốc các Tổ chức Tài chính (OSFI) của Canada đã nắm quyền kiểm soát chi nhánh SVB địa phương—không nhận tiền gửi—để bảo vệ các chủ nợ của mình.
Cơ quan giám sát tài chính liên bang của Đức (BaFin) đã tạm thời đóng cửa chi nhánh tại Đức của SVB - cũng không nhận tiền gửi. BaFin cho biết chi nhánh có trụ sở tại Frankfurt có tổng tài sản khoảng 841 triệu USD và nói rằng khách hàng của SVB có thể và phải tiếp tục thanh toán.
Nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ ở Trung Quốc có tài khoản SVB. Ngân hàng cũng có một liên doanh với Ngân hàng Phát triển Phố Đông Thượng Hải, cho biết liên doanh này vẫn không bị ảnh hưởng.
Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ (FDIC) đã thành lập một “ngân hàng cầu nối”
Tại trung tâm công nghệ sôi động Ireland, nhiều công ty khởi nghiệp có nhà đầu tư Hoa Kỳ hoặc những công ty đã mở rộng sang Hoa Kỳ, có mối liên hệ với SVB. Một số cũng gửi tiền tại SVB chi nhánh tại Anh và hiện là khách hàng của HSBC.
Brian Caulfield, một đối tác tại Molten Ventures và là chủ tịch của tổ chức phi lợi nhuận vận động khởi nghiệp Scale Ireland, đã nói: “Ngân hàng Thung lũng Silicon là một đối tác tuyệt vời cho các công ty công nghệ, cả ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Đây có lẽ là một trong số rất ít ngân hàng thực sự hiểu về công nghệ và sẵn lòng cung cấp dịch vụ ngân hàng, kể cả các khoản vay, cho các công ty công nghệ.”
Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ (FDIC) đã thành lập một “ngân hàng cầu nối”
Mặc dù cho rằng “rất nhiều người chắc chắn sẽ thở phào nhẹ nhõm” trước sự ra tay nhanh chóng của chính phủ Vương quốc Anh, Caulfield vẫn thận trọng về những gì có thể xảy ra đối với ngành công nghệ khi phải làm việc với một ngân hàng tương đối bảo thủ như HSBC.
“Hy vọng của nhiều người là HSBC sẽ giữ nguyên tinh thần của Ngân hàng Thung lũng Silicon và tìm cách điều hành hoạt động kinh doanh nói chung giống như cách nó đã được vận hành cho đến nay. Có thể khách hàng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn vì HSBC rõ ràng có quy mô lớn hơn SVB nhiều”, Caulfield nói. “Tuy nhiên, nếu HSBC áp dụng một cách tiếp cận truyền thống của lĩnh vực ngân hàng, thì đó có thể là một tin xấu đối với giới khởi nghiệp vì mất đi một đối tác rất tốt cho hệ sinh thái.”
Cũng theo Caulfield, trên thị trường có một số nhà cung cấp nợ tư nhân nhỏ hơn, “nhưng để trở thành một đối tác có quy mô thực sự biết cách đánh giá và bảo lãnh các rủi ro liên quan đến các doanh nghiệp công nghệ, thì thực sự không có ai có thể so sánh với Ngân hàng Thung lũng Silicon.”