Bích Ngọc ·
49 tuần trước
 10224

Hà Nội: Hàng trăm cửa hàng bán lẻ xăng dầu cấp hóa đơn từng lần bán hàng

Theo thông tin từ Cục Thuế TP Hà Nội, tính đến thời điểm ngày 30/11, toàn thành phố có hơn 240 doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu với trên 450 cửa hàng và gần 2.000 cột bơm.

Cục Thuế ghi nhận có gần 150 cửa hàng áp dụng được thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng. Trước đó, vào ngày 7/12, Cục Thuế TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị "Phổ biến hướng dẫn thực hiện quy định Nghị định 123/2020/NĐ-CP về xuất hóa đơn từng lần bán hàng đối với DN kinh doanh bán lẻ xăng dầu" trực tuyến tại 26 điểm cầu.

Ông Vũ Mạnh Cường - Cục trưởng Cục Thuế TP Hà Nội cho hay, việc doanh nghiệp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn là quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế. 

Cụ thể, Công điện số 1123/CĐ-TTg và Công điện số 1284/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Cục Thuế tổ chức Hội nghị là với mục đích lắng nghe những vướng mắc của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khi thực hiện lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng, cùng với đó các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã thực hiện lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng có thể chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình triển khai.

Ảnh minh họa: Internet.

Các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đã chia sẻ trực tiếp những kinh nghiệm và kết quả đạt được đã thực hiện trong quá trình lập hóa đơn từng lần bán hàng. Đồng thời, đại diện các doanh nghiệp cung cấp giải pháp về hóa đơn điện tử cũng đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu chi phí thực hiện, phù hợp với từng điều kiện thực tế của các cơ sở kinh doanh mặt hàng này.

Ông Nguyễn Tiến Trường - Phó Cục trưởng Cục Thuế cũng cho biết, trước khi Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành, Cục Thuế đã và đang tiến hành triển khai công tác dán tem niêm phong tại các cột đo xăng dầu của các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Đến khi Nghị định có hiệu lực thi hành - Cục Thuế đã tích cực tuyên truyền và hướng dẫn người nộp thuế các quy định pháp luật về hóa đơn, chứng từ và lợi ích của việc phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng.

Đề xuất xử phạt đối với hành vi sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định

Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá.

Dự thảo nghị định đề xuất mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá như sau:

Với hành vi không công khai, công khai không đầy đủ về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi chậm công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày phải công khai.

Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với hành vi không báo cáo, chậm báo cáo và báo cáo sai lệch, không đầy đủ về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nếu chậm báo cáo về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian 03 ngày kể từ ngày phải báo cáo thì có thể bị phạt cảnh cáo

Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi chậm báo cáo về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời gian 05 ngày kể từ ngày phải công khai

Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 05 ngày hoặc báo cáo sai lệch về Quỹ bình ổn giá.

Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi trích lập, chuyển nộp hoặc hạch toán Quỹ bình ổn giá không đúng quy định hoặc văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi không chuyển nộp hoặc trích lập Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật.

Đáng lưu ý, dự thảo nghị định đề xuất phạt tiền từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi sử dụng Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh việc áp dụng hình thức xử phạt nói trên, Bộ Tài chính đề xuất biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó: Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền đã sử dụng, kết chuyển hoặc hạch toán không đúng Quỹ bình ổn giá; Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do trích lập không đúng hoặc không trích lập Quỹ bình ổn giá và khoản lãi tính trên số dư Quỹ bình ổn giá phát sinh (nếu có).

Cùng với đó, doanh nghiệp sử dụng Quỹ không đúng quy định sẽ phải buộc nộp vào ngân sách toàn bộ số lãi phạt đối với số tiền Quỹ bình ổn giá chậm nộp, hoặc kết chuyển không đúng, hoặc sử dụng không đúng mục đích theo quy định của pháp luật về Quỹ bình ổn giá.

Được biết, tỷ lệ lãi phạt là 0,03%/ngày, tính trên số ngày chậm nộp, hoặc kết chuyển không đúng hoặc số ngày đã sử dụng không đúng mục đích.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/7173511556041872/?