Trần Khánh ·
2 năm trước
 3192

Hà Nội: Khung phạt nào cho những trường hợp chống đối lực lượng làm công tác kiểm dịch?

Như trường hợp của cụ ông dùng mũ cối đánh vào mặt chiến sĩ công an tại Cầu Giấy, hay trường hợp của cặp vợ chồng tại Yên Phụ đã có hành vì "thông chốt" trạm kiểm dịch khi không đủ giấy tờ và lý do vào chợ, thì cần áp dụng khung xử phạt gì để đủ sức răn đe nhất là trong hoàn cảnh dịch bệnh căng thẳng như hiện nay?

Mới đây, vào ngày 30/7, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một đoạn clip ghi lại hình một cụ ông không đeo khẩu trang, xảy ra to tiếng với một chiến sĩ công an. Trong clip, chiến sĩ công an liên tục nhắc nhở cụ ông đeo khẩu trang.

Tuy nhiên, cụ ông không tuân thủ quy định phòng dịch mà còn liên tục quát tháo to tiếng và dùng mũ cối đánh vào mặt chiến sĩ công an.

Được công an nhắc nhở đeo khẩu trang, một cụ ông thay vì tuân thủ, đã dùng mũ cối đánh vào mặt công an

Mặc dù người dân xung quanh đã khuyên can, nhưng cụ ông này vẫn dùng mũ đánh tiếp vào đầu chiến sĩ công an. Theo thông tin ban đầu, sự việc trên xảy ra tại một chốt kiểm dịch trên đường Lạc Long Quân, thuộc địa phận phường Nghĩa Đô, P. Cầu Giấy, TP. Hà Nội. 

Ngay khi video được lan truyền, dư luận đã vô cùng bức xúc và phản ứng gay gắt. Rằng cụ đã lớn tuổi, đáng ra phải làm gương cho con cháu về việc tuân thủ quy định phòng dịch, nhưng không những không đeo khẩu trang trong hoàn cảnh dịch bệnh căng thẳng, Hà Nội thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 17 của UBND thành phố, mà cụ còn có hành vi chống đối người thi hành công vụ.

Thiết nghĩ, sự việc này nên được xử lý nghiêm minh để răn đe và quán triệt ý thức cộng đồng, để không còn xảy ra một vụ việc nào tương tự như vậy nữa. 

Được công an nhắc nhở đeo khẩu trang, một cụ ông thay vì tuân thủ, đã dùng mũ cối đánh vào mặt công an

Được công an nhắc nhở đeo khẩu trang, một cụ ông thay vì tuân thủ, đã dùng mũ cối đánh vào mặt công an. (Ảnh cắt từ clip)

Trước đó, tại Yên Phụ (Hà Nội) cũng xảy ra một vụ việc chống đối người thi hành công vụ ngay trước chốt kiểm dịch. Vụ việc xảy ra vào chiều 28/7 khi lực lượng chức năng phường Yên Phụ đang làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch đầu ngõ 108 Nghi Tàm (phường Yên Phụ), lúc này một đôi vợ chồng không có phiếu đi chợ nhưng vẫn đi xe vào chợ Yên Phụ với lý do thăm mẹ nuôi.

Ngay sau đó cặp vợ chồng bị lực lượng chức năng ngăn cản. Không được vào chợ, hai người này đã có hành vi chống đối, làm loạn tại chốt kiểm dịch. Sau vài phút đôi co, đôi vợ chồng này lao thẳng vào chốt kiểm soát nhằm "thông chốt", vừa xông vào trong vừa la hét, túm áo lực lượng chức năng. 

"thông chốt" kiểm dịch

Sau vài phút đôi co, đôi vợ chồng này lao thẳng vào chốt kiểm soát nhằm "thông chốt", vừa xông vào trong vừa la hét, túm áo lực lượng chức năng

Hai người này được xác định là Đ.K.H. (46 tuổi) và N.V.N. (50 tuổi, đều trú phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội). Bà H thậm chí còn dùng điện thoại để livestream, chất vấn ngược và yêu cầu cán bộ trực chốt xuất trình thẻ ngành.

Ông H. và bà N. sau đó lập tức bị lực lượng chức năng khống chế, đưa về trụ sở để làm việc. Theo Dân trí, tại trụ sở công an, ban đầu hai đối tượng đã khai nhận hành vi vi phạm. Trên thực tế họ nói vào thăm mẹ nuôi nhưng không chứng minh được và cũng không có giấy tờ đầy đủ để vào chợ như đã tự nhận, chỉ có duy nhất thẻ căn cước mang theo trong người.

Lãnh đạo UBND phường Yên Phụ cho biết, trước mắt sẽ xử phạt ở mức kịch khung đôi vợ chồng này do vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Mức phạt đối với mỗi người là 3 triệu đồng. 

chống đối người thi hành công vụ

Tại trụ sở công an, ban đầu hai đối tượng đã khai nhận hành vi vi phạm

Thiết nghĩ, với những trường hợp chống đối người thi hành công vụ, cần có khung xử phạt đủ sức răn đe để làm gương cho những trường hợp khác: Xử phạt nghiêm minh, không có vùng cấm. Công việc phòng dịch đang được tiến hành gấp rút và tốn rất nhiều công sức, ngân sách của Nhà nước, người dân cả nước nói chung và người dân Hà Nội nói riêng phải có trách nhiệm giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng, để không làm lãng phí công sức phòng dịch của các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch!

Và tất nhiên, mọi vi phạm về phòng dịch, nhất là hành vi chống đối người thi hành công vụ, nhất là lực lượng đang hoạt động trong công tác chống dịch trong thời điểm nhạy cảm này, cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật!