Ánh Nhi ·
3 năm trước
 4473

HD Bank làm ăn ra sao sau hàng loạt vi phạm thuế?

Sau hàng loạt lùm xùm vụ thuế má và quản lý chừng từ lỏng lẻo của kiểm soát viên HDBank, cùng với đó là khả năng tài chính của ngân hàng này cũng gặp nhiều biến động khi tỉ lệ nợ xấu tăng dần theo thời gian.

Mới đây vào ngày 4/6, HDBank đã nhận được quyết định thông báo xử lý vi phạm hành chính với số tiền hơn 190,5 triệu đồng. Lý do HDBank bị xử phạt là do sai sót trong kê khai thuế theo quy định. Tổng số tiền chậm nộp thuế, kê khai sai và phạt hành chính là hơn 1,4 tỷ đồng; Trong đó, kê khai sai là hơn 978 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này, HDBank nộp trong quá trình thanh tra.

Đây không phải lần đầu tiên HDBank vi phạm về vấn đề thuế, trước đó ngân hàng này từng dính "lùm xùm" về vấn đề lỏng lẻo trong việc quản lý chứng từ của kiểm soát viên để nhân viên có điều kiện lợi dụng lập khống nhiều chứng từ rút tiền từ 12 sổ tiết kiệm của 11 khách hàng, chiếm đoạt hơn 4,4 tỉ đồng. 

Thế nhưng, với hàng loạt lùm xùm trên, tình hình tài chính của HDBank có nhiều biến động khiến hiều khách hàng cân nhắc về việc sử dụng dịch vụ của ngân hàng này.

Sau nhiều thông tin không mấy tích cực về ngân hàng này, dư luận đặt câu hỏi, HDBank đang làm ăn ra sau sau những tai tiếng về thuế và quản lý nhân sự? Theo báo Doanh nghiệp và Đầu tư, giai đoạn từ 2017-2020, hoạt động kinh doanh tại HDBank tương đối khả quan với lợi nhuận sau thuế tăng 2.693 tỷ đồng, tương đương 49% kể từ năm 2017 đến năm 2020.

Song song với đó, tổng nợ xấu nội bảng tại HDBank cũng đã tăng lên đáng kể. Cuối năm 2020, nợ xấu của HDBank có chiều hướng gia tăng khi tỉ lệ tổng dư nợ chiếm 7% tín dụng cho mảng năng lượng tái tạo của ngân hàng.

hdbank gặp nợ xấu cao

Cũng như một số ngân hàng có công ty con chuyên cho vay tiêu dùng, công ty con của HDBank là HD Saison có dư nợ tín dụng tại thời điểm 31/3/2021 là 14.852 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cùng kỳ (dư nợ tín dụng tại ngân hàng mẹ là 183.000 tỷ đồng, tăng 5,2%).

Vào cuối quý 1/2021, tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng mẹ từ 0,93% tăng lên 1,15%. Ngoài ra, nợ cần chú ý cũng tăng từ 1.810 tỷ đồng lên 2.259 tỷ đồng vào cuối năm 2017 đến cuối năm 2020.

Nhóm nợ cần chú ý tuy chưa được xếp vào nợ xấu nhưng tình trạng dư nợ khoản vay quá hạn bất ngờ nhảy vọt cho thấy tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu trong tương lai của ngân hàng.

Đáng lưu ý, nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu tại HDBank tăng liên tục qua các năm.

Cụ thể, năm 2018, nợ phải trả hơn 199.229 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu chỉ vỏn vẹn 16.828 tỷ đồng, kéo theo nợ phải trả cao gấp 11,8 lần vốn chủ sở hữu. Đến năm 2020, nợ phải trả tại HDBank hơn 209.096 tỷ đồng tuy nhiên vốn chủ sở hữu cũng chỉ đạt 20.381 tỷ đồng.

Như vậy, nợ phải trả tại HDBank cao gấp 12 lần vốn chủ sở hữu. Gần đây nhất, tính đến 31/3/2021, nợ phải trả tại HDBank tăng nhẹ 2% so với đầu năm, lên mức 299.410 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu đạt 26.411 tỷ đồng. Kéo theo nợ phải trả gấp hơn 11 lần vốn chủ sở hữu.

Số nợ mà HDBank đang gặp phải lớn hơn nhiều so với số vốn mà ngân hàng này có, hơn nữa số nợ xấu cũng tăng theo thời gian. Điều này cho thấy có sự bấp bênh trong vấn đề tài chính của ngân hàng HDBank và khiến dư luận dấy lên nghi vấn, rằng HDBank thực sự có đáng tin tưởng để họ trao gửi số tiền dành dụm cả một đời?

 

Theo thông tin từ Báo Doanh nghiệp và Đầu tư