Vân Anh ·
1 năm trước
 2393

Hồi sinh vòng đời cho quần áo cũ trong nền kinh tế tuần hoàn

Khi dệt may hiện là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhất thế giới thì thời trang tuần hoàn đang dần chiếm ưu thế trong nền kinh tế tuần hoàn.

Thực tế đáng báo động

Trong quá trình phát triển, ngành dệt may trong thời gian qua đã gây áp lực lớn đối với môi trường. Những khâu sản xuất gây ô nhiễm nhiều nhất trong lĩnh vực dệt may là dệt – nhuộm – xử lý vải. Một thực tế đáng buồn là song song với sự ra đời của các bộ quần áo đẹp, ngành dệt may lại gây ra tác hại cho môi trường. Các cuộc khảo sát cho thấy gần 5% diện tích bãi chôn lấp được sử dụng bởi chất thải dệt. Bên cạnh đó, 20% ô nhiễm nước ngọt do xử lý dệt và nhuộm.

Khủng hoảng rác thải từ ngành thời trang (Ảnh minh họa)

Một số yếu tố chính góp phần vào ngành công nghiệp gây ô nhiễm này là việc sản xuất quá mức các mặt hàng thời trang, việc sử dụng các loại sợi tổng hợp, và sự ô nhiễm nông nghiệp của các loại cây trồng được sử dụng trong ngành thời trang. Vì vậy, những mặt hàng thời trang tuần hoàn đang là giải pháp hữu hiệu nhất để mang lại cuộc sống mới cho những bộ quần áo cũ.

Thời trang là một vòng tuần hoàn của những xu hướng

Thời trang tuần hoàn (Circular Fashion) tập trung vào việc tái sử dụng những sản phẩm cũ, và dùng đi dùng lại trong một thời gian cố định lâu dài, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm, nhằm loại bỏ mọi tác động tiêu cực đến môi trường.

Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu thời trang ra đời để phục vụ nhu cầu mặc đẹp – sống xanh, Urban Circular Space (UCS) đang là dự án thời trang tuần hoàn mang lại một làn gió mới cho các bạn trẻ yêu môi trường.

Chị Trần Thuý Nga - quản lý dự án thời trang tuần hoàn Urban Circular Space

UCS vận hành dự án thời trang tuần hoàn nói chung và tái chế các sản phẩm cũ nói riêng với mong muốn người tiêu dùng hiểu hơn về giá trị của mỗi món đồ mà mình đang có. Tận dụng tối đa công năng, tái chế, tái sử dụng, tiết kiệm, tránh lãng phí để không tổn hại ra môi trường.

Chị Phùng Hà - Founder dự án thời trang tuần hoàn Urban Circular Space

Bắt nguồn từ chính nguồn lực UCS hiện có là quần áo cũ, ngoài tuần hoàn chị Hà định hướng tái chế các đồ cũ đó thành các sản phẩm mới. Từ khi chị Hà quản lý UCS, chị cũng tìm hiểu và học hỏi thêm nhiều mẫu mã để tái sử dụng lại các đồ cũ đó một cách tối ưu nhất, về cả mẫu mã, giá thành, đối tượng và nhu cầu sử dụng.

Nguyên vật liệu chủ yếu là các sản phẩm thời trang không có giá trị sử dụng được tận dụng để tái chế

Chiếc túi này được tái chế từ chiếc quần cũ, khóa kéo tận dụng từ chân váy da hỏng

Có thể bạn chưa biết lượng khí thải khi đốt chiếc quần jeans bỏ đi trong lò thiêu rác tương đương với khói phun của một chiếc xe gắn máy chạy suốt 337 km. Ngoài kia có biết bao nhiêu chiếc túi xinh đẹp giá trị hơn hẳn nhưng những chiếc túi này được “sống” và được “tái sinh” lại một lần nữa. Vậy nên nếu chúng ta sử dụng chúng một cách đúng mục đích và lâu dài, sử dụng đồ cũ, đồ tuần hoàn cũng là cách để bảo vệ môi trường.

UCS làm các sản phẩm tái chế rất đơn giản để các khách hàng yêu thích có thể tự học và sáng tạo tại nhà.

Chúng ta đang sống trong một xã hội bị kích thích tiêu dùng tột độ, vì vậy đồ đạc của cải của xã hội đã quá sức thừa thãi và vượt quá nhiều lần khả năng tiêu thụ của 8 tỷ người trên trái đất cộng lại. Nên chúng ta hoàn toàn có thể sống tốt bằng cách tái sử dụng, tuần hoàn đồ có sẵn trong xã hội hiện tại.

Urban Circular Space: https://www.facebook.com/UrbanCircularSpace

Tầng 2, nhà 2X (mặt sau toà nhà), ngõ 6 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

D00-06 (Tầng trệt, lô D, nhà D006) Chung cư Phạm Viết Chánh, 79  Phạm Viết Chánh, P. 19, Q. Bình Thạnh, TP. HCM