Đinh Hà ·
3 năm trước
 3475

Hơn 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đến từ các thành phố của Trung Quốc

Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Frontiers ngày 12/7 cho biết, chỉ riêng 23 thành phố của Trung Quốc (trong đó có Thượng Hải, Bắc Kinh và Hàm Đan), thủ đô Moskva (Nga) và Tokyo (Nhật Bản) đã chiếm tới 52% tổng lượng phát thải của 167 thành phố.

Nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Frontiers ngày 12/7 cho biết, 25 thành phố lớn (hầu hết ở Trung Quốc) đã tạo ra lượng khí thải chiếm hơn 50% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Theo đó, nếu tính bình quân đầu người, lượng khí thải từ các thành phố ở những nơi giàu nhất thế giới vẫn cao hơn lượng khí thải từ những trung tâm đô thị ở các nước đang phát triển.

lượng khí thải nhà kính

25 thành phố lớn (hầu hết ở Trung Quốc) tạo ra lượng khí thải chiếm hơn 50% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. (Ảnh: Vietnam+)

Nghiên cứu đã tiến hành so sánh lượng khí thải nhà kính tại 167 thành phố ở 53 quốc gia, chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Liên minh châu Âu, do đây là những quốc gia và khu vực tạo ra lượng phát thải lớn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ riêng 23 thành phố của Trung Quốc (trong đó có Thượng Hải, Bắc Kinh và Hàm Đan), thủ đô Moskva (Nga) và Tokyo (Nhật Bản) đã chiếm tới 52% tổng lượng phát thải của 167 thành phố nói trên.

Theo nhà môi trường học Shaoqing Chen (Đại học Sun Yat-sen, Trung Quốc), đồng tác giả nghiên cứu cho hay, từ kết quả trên đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của các thành phố trong việc giảm lượng khí thải. Nếu không hành động thì chính những thành phố này “sẽ phải gánh chịu” hậu quả của biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu mới được cho là đã giúp giới khoa học hiểu sâu hơn về khí thải đô thị. Đây là công trình đầu tiên xét tới các mục tiêu giảm khí thải siêu đô thị và tiến độ cắt giảm tác nhân gây biến đổi khí hậu này. Theo đó, 68 thành phố - chủ yếu ở các quốc gia phát triển, đã đặt các mục tiêu giảm phát thải tuyệt đối. Tuy nhiên, chỉ 30 trong số 42 thành phố có tên trong danh sách nghiên cứu ghi nhận lượng khí thải giảm. Hầu hết các thành phố này ở Mỹ và châu  u.

Nghiên cứu mới cũng đã củng cố thêm cho dự báo của các nhà khoa học rằng trong khi ở Trung Quốc, các thành phố có lượng phát thải bình quân đầu người cao nhìn chung đều là các trung tâm sản xuất chính, còn các thành phố ở các quốc gia phát triển có lượng phát thải bình quân đầu người cao nhất thường lại là các trung tâm tiêu dùng.

Trước đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết, hiện nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) đang thải ra tới 80% khí gây hiệu ứng nhà kính. Trong đó, Trung Quốc đang là nước phát thải nhiều nhất khí gây hiệu ứng nhà kính, tiếp theo sau là Mỹ, Ấn Độ và các nước châu Âu.

Trong bối cảnh loài người đang ngày càng xả một lượng khí gây hiệu ứng nhà kính vào khí quyển cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử, ngày 23/9/2019, Liên Hợp Quốc thông báo 66 quốc gia đã cam kết giảm lượng khí thải carbon về bằng 0 vào năm 2050, một mục tiêu then chốt nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu trong dài hạn.

Liên Hợp Quốc ước tính, thế giới cần nỗ lực gấp 5 lần để hạn chế nhiệt độ Trái Đất nóng lên ở mức dưới 2 độ C hoặc ở mức lý tưởng nhất là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã đưa ra cảnh báo, lượng khí thải CO2 sẽ tăng 5% lên mức 33 tỉ tấn vào năm 2021, nhu cầu tiêu thụ than đá sẽ tăng 4,5%, cao nhất kể từ năm 2014. 

Bước sang năm 2021, một loạt hội nghị thúc đẩy thế giới hành động vì biến đổi khí hậu đã được tổ chức trực tuyến. Trong đó, Hội nghị thượng đỉnh khí hậu thế giới do Mỹ tổ chức vào tháng 4/2021 đã đánh dấu sự tham gia trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ đó tạo ra những xung lực mạnh mẽ cho quyết tâm của các nước phát triển trong cuộc chiến cắt giảm khí phát thải nhà kính trong thời gian tới.

Hiện có hơn 110 nước đã đệ trình kế hoạch cắt giảm khí thải mới vào năm 2050. Thậm chí, một số quốc gia đã đẩy thời hạn cam kết trung hòa khí thải carbon đến năm 2030, như Mỹ sẽ cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ 50- 52% so với mức năm 2005, con số này của Liên minh châu Âu (EU) là 55% so với năm 1990, Nhật Bản cắt giảm 46% so với mức năm 2013, Hàn Quốc giảm 24,4% so với mức năm 2017,…

Nguồn