Đinh Hà ·
2 năm trước
 3161

Khí hậu Trái Đất đang biến đổi cực đoan như thế nào?

Theo Liên Hợp Quốc, sự thay đổi mạnh mẽ của hệ thống khí hậu có liên quan trực tiếp đến hiện tượng ấm lên toàn cầu ngày càng tăng. Theo đó, khí hậu Trái Đất đang ngày càng biến đổi theo hướng cực đoan, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.

Các chuyên gia cho rằng các hoạt động của con người ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố chính của hệ thống khí hậu, trong đó có một số phản ứng trong nhiều thập kỷ và những hoạt động khác trong nhiều thế kỷ.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra bằng chứng về những thay đổi của hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, lượng mưa lớn, hạn hán và lốc xoáy nhiệt đới và sự phân bổ của chúng đối với ảnh hưởng của con người ngày càng được củng cố.

Theo đó, sự thay đổi mạnh mẽ của hệ thống khí hậu có liên quan trực tiếp đến hiện tượng ấm lên toàn cầu ngày càng tăng. Điều này bao gồm sự gia tăng tần suất và cường độ của nắng nóng cực đoan, sóng nhiệt đại dương và lượng mưa lớn, hạn hán nông nghiệp và sinh thái ở một số vùng, tỷ lệ xoáy thuận nhiệt đới cường độ mạnh, cũng như giảm lượng băng, tuyết phủ và băng vĩnh cửu ở biển Bắc Cực.

cháy rừng

Nắng nóng gia tăng khiến cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. (Ảnh minh họa)

Báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc (LHQ) được công bố ngày 9/8 cho rằng, trong khi những yếu tố tự nhiên sẽ điều chỉnh những thay đổi do con người gây ra, đặc biệt ở cấp khu vực và trong thời gian tới, chúng sẽ ít ảnh hưởng đến sự nóng lên toàn cầu trong dài hạn.

Các chuyên gia IPCC dự đoán rằng, biến đổi khí hậu sẽ gia tăng ở tất cả các vùng trong những thập kỷ tới. Đối với mức nhiệt 1,5 độ C của sự nóng lên toàn cầu, sẽ có các đợt nóng ngày càng tăng, mùa ấm dài hơn và mùa lạnh ngắn hơn. Trong khi đó, ở mức 2 độ C của sự ấm lên toàn cầu, nhiệt độ cực đoan có nhiều khả năng đạt đến ngưỡng chịu đựng quan trọng đối với nông nghiệp và sức khỏe.

Tuy nhiên, đó không chỉ là vấn đề về nhiệt độ. Chẳng hạn, biến đổi khí hậu đang làm tăng lượng nước tự nhiên - vòng tuần hoàn của nước. Điều này mang lại lượng mưa lớn hơn và lũ lụt kèm theo, cũng như hạn hán khốc liệt hơn ở nhiều vùng.

Các nhà khoa học của IPCC cảnh báo hiện tượng nóng lên toàn cầu 2 độ C sẽ không dừng lại trong thế kỷ 21. Nếu không giảm mạnh phát thải CO2 và các khí nhà kính khác trong những thập kỷ tới, việc đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris 2015 “sẽ nằm ngoài tầm với”. Đánh giá này dựa trên dữ liệu được cải thiện về sự nóng lên trong lịch sử, cũng như tiến bộ trong hiểu biết khoa học về phản ứng của hệ thống khí hậu đối với khí thải do con người gây ra.

Hiện nay, một số nước châu Âu đang phải hứng chịu đợt nắng nóng dữ dội, trong khi cháy rừng tại nhiều nơi vẫn chưa được kiểm soát.

Theo tờ Politico, ngày 2/8 vừa rồi, châu Âu bị nung nóng trong đợt sóng nhiệt tồi tệ nhất nhiều chục năm qua trong bối cảnh các nhà khoa học và chính phủ chuẩn bị phát cảnh báo mới về mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Dự báo, nhiệt độ ở Hy Lạp sẽ đạt 48 độ C, mức cao kỷ lục mọi thời đại ở châu Âu. Nhiệt độ cao khiến cháy rừng hoành dành dữ dội tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Italy và Phần Lan.

đàn cừu

Người dân lùa cừu tránh cháy rừng ở Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 2/8. (Ảnh: AFP)

Ngày 3/8 mới đây, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết những đợt nắng nóng khắc nghiệt ở Thổ Nhĩ Kỳ và Cyprus đã khiến nhiệt độ bề mặt đất khu vực này lần thứ hai vượt ngưỡng 50 độ C trong vòng khoảng 1 tháng qua. Tại quốc gia láng giềng Hy Lạp, hàng trăm lính cứu hỏa, máy bay phun nước và trực thăng cũng đang nỗ lực dập tắt đám cháy rừng gần thủ đô Athens.

Nhiệt độ tầng bề mặt đất thường khắc nghiệt hơn tầng không khí, vốn được đưa vào các bản tin thời tiết. Theo dự báo của các nhà khoa học, các đợt nắng nóng có khả năng xảy ra nhiều hơn với cường độ mạnh hơn trên khắp thế giới do biến đổi khí hậu và hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Nguồn