Chim cánh cụt hoàng đế nổi tiếng với khả năng chống chọi với mùa đông giá lạnh ở Nam Cực, nhưng có lẽ không thể chịu đựng được trước sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu đến cuối thể kỷ này. Những nghiên cứu trước đây chỉ cho thấy rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu và hiện tượng nước biển dâng nhanh chóng có thể làm sụt giảm số lượng chim cánh cụt khoảng 19% tới năm 2100.
Tuy nhiên mới đây, một mô hình được thiết kế để nghiên cứu những yếu tố tác động đến chim cánh cụt hoàng đế trong những năm tới đã cho thấy tương lai đáng lo ngại của loài này. Chúng đang đứng trước nguy cơ không còn có thể tồn tại nữa.
Chim cánh cụt hoàng đế đứng trước nguy cơ không thể tồn tại vào năm 2100
Các nhà khoa học đã mô phỏng một cuộc di cư của chim cánh cụt hoàng đế có thể sẽ xảy ra. Họ sử dụng những dữ liệu được thu thập trước đây từ Pointe Gesologie - Nam Cực cùng với hình ảnh của các đàn chim cánh cụt chụp từ vệ tinh thể hiện thói quen đi lại và tìm kiếm thức ăn của chúng.
Mô hình này dự đoán trong vòng 2 thập niên tới, các quần thể cánh cụt hoàng đế có thể vẫn duy trì được số lượng, thậm chí gia tăng nhẹ vì trong qua trình dư cư chúng có thể tìm được những địa điểm khác với điều kiện dễ sống hơn.
Sau năm 2050, con số này sẽ sụt giảm với tỷ lệ khác nhau tùy nơi, nhưng đến năm 2100, hầu như tất cả chim cánh cụt hoàng đế sẽ tuyệt chủng. Nguyên nhân chính là biến đổi khí hậu làm thay đổi sâu sắc môi trường sống của chúng, khiến chúng phải đối mặt với nhiều khó khăn về nơi sống, nhiệt độ và thức ăn…
Chim cánh cụt hoàng đế là loài cánh cụt lớn nhất, nặng nhất và đặc hữu ở châu Nam Cực. Loài này đã được đưa vào tình trạng nguy hiểm trong Luật Các loài có nguy cơ tuyệt chủng Mỹ
Chim cánh cụt hoàng đế là loài cánh cụt lớn nhất, nặng nhất và đặc hữu ở châu Nam Cực. Loài này đã được đưa vào tình trạng nguy hiểm trong Luật Các loài có nguy cơ tuyệt chủng Mỹ.
Đây là một trong những giải pháp được thực hiện nhằm có thể thay đổi kết quả xấu nhất được dự đoán sẽ xảy đến với loài này.