Kim Oanh ·
2 năm trước
 2419

Mỗi 2 giây trôi qua, rừng trên hành tinh lại mất đi một diện tích bằng một sân bóng đá

Bạn có biết: Cứ mỗi 2 giây trôi qua, rừng trên hành tinh lại mất đi một diện tích bằng một sân bóng đá. Đây là tốc độ thật sự khủng khiếp!

Theo một báo cáo mới nhất dày 56 trang của Ngân hàng Thế giới (WB), nạn phá rừng ngày càng đáng báo động: Cứ mỗi 2 giây trôi qua, rừng trên hành tinh của chúng ta mất đi một diện tích bằng một sân bóng đá! Mức độ thiệt hại do tệ nạn này gây ra lên đến 10-15 tỉ USD mỗi năm.

Rừng “nguyên sinh” được tạo thành từ những cây lâu năm và vẫn còn nguyên vẹn. Việc chặt phá chúng khiến quá trình chống biến đổi khí hậu trở nên khó khăn hơn vì cây xanh hấp thụ khoảng 1/3 lượng khí thải nhà kính. Mở rộng nông nghiệp, cháy rừng, khai thác gỗ, buôn lậu và tăng dân số đều góp phần vào nạn phá rừng.

phá rừng amazon

Cứ mỗi 2 giây trôi qua, rừng trên hành tinh của chúng ta mất đi một diện tích bằng một sân bóng đá! Mức độ thiệt hại do tệ nạn này gây ra lên đến 10-15 tỉ USD mỗi năm

Brazil chiếm hơn 1/3 tổng số rừng nguyên sinh bị mất năm ngoái – hơn 1,3 triệu hecta chủ yếu do khai thác gỗ để canh tác và chăn gia súc. Cộng hòa Dân chủ Congo và Indonesia là hai quốc gia mất nhiều rừng nhiệt đới nguyên sinh nhất.

Việc giảm tỉ lệ rừng bị mất cần thiết để đạt được mục tiêu nói trên rất khó thực hiện trong ngắn hạn. Đất bị xói mòn, lũ lụt không bị rừng khống chế một cách hiệu quả, tính đa dạng sinh học của rừng bị giảm thiểu, khí hậu nóng lên… là những hậu quả nhãn tiền mà con người phải hứng chịu từ chính sự lầm lỡ của mình.

Các vụ cháy rừng thảm khốc cũng khiến nước Úc có năm 2019 tồi tệ khi lượng cây mất đi tăng đến 560% so với năm 2018.

Tại một số quốc gia như Campuchia, Indonesia, Papua New Guinea, Gabon, Bolivia, Ecuador, Peru… lượng gỗ khai thác bất hợp pháp chiếm 70 - 90% tổng số gỗ đốn hạ trong nước, sự thất thu của ngân sách nhà nước gia tăng đồng thời với mức độ tham nhũng liên quan đến hoạt động phá rừng.

Dự tính, mỗi năm toàn cầu cần đầu tư 460 tỉ USD để bảo vệ, quản lý và phục hồi rừng. Nhưng kể từ năm 2010 đến nay, đầu tư thực sự của các nước chỉ ở mức 0,5%-5% số tiền cần thiết nói trên.

Các chuyên gia đã phân tích mục tiêu cắt giảm phát thải do 32 nước xây dựng căn cứ vào Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, bao gồm Brazil, Indonesia, Nga, Trung Quốc, Cộng hòa Congo.

Tuy nhiên, các chuyên gia phát hiện, chỉ có 10 nước ban hành mục tiêu lượng hóa, trong khi khoảng 1/4 các nước tuyên bố chỉ trong trường hợp nhận được sự hỗ trợ tài chính quốc tế thì mới có thể thực hiện mục tiêu giảm thải carbon.

Báo cáo cũng ca ngợi nỗ lực của một số quốc gia trong việc ngăn chặn tình trạng phá rừng, điển hình là Việt Nam cải thiện quy hoạch và quản lý việc sử dụng đất, Lào và Indonesia nghiêm cấm buôn bán gỗ phi pháp và quy định không được khai thác rừng nguyên sinh.