Ngọc Lan ·
1 năm trước
 2949

Mọi hàng hóa dịch vụ được đề xuất giảm thuế VAT đến hết năm 2023

Bộ Tài Chính cho biết, người dân chính là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp của chính sách giảm thuế này.

Vào ngày 7/5, Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký tờ trình gửi Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT).
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, ở trong hoàn cảnh dự báo tình hình thế giới và trong nước còn nhiều rủi ro, thách thức và biến động khó lường, khi Việt Nam hội nhập quốc tế mức độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, người dân là rất lớn. Thêm vào đó, mặc dù đã có nhiều giải pháp hỗ trợ thuế, phí và lệ phí, nhưng số thu ngân sách cho thấy xu hướng giảm từ cuối năm 2022, đầu năm 2023.
Được biết, lũy kế quý 1/2023 chỉ bằng 30,9% dự toán, loại trừ thuế thu nhập doanh nghiệp thì giảm 6% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, so với cùng kỳ số thu hoạt động xuất nhập khẩu cũng giảm 16,4%.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Do đó, ngoài những chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu, giảm tiền thuê đất, giảm các khoản thu phí, lệ phí, việc giảm thuế VAT như áp dụng cho năm 2022 để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp theo Chính phủ là cần thiết.

Quốc hội cho ý kiến, xem xét thông qua 2 điều trong dự thảo Nghị quyết được Chính phủ xây dựng :
Thứ nhất, đối với với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế suất 10% điều chỉnh giảm thuế suất thuế VAT. Việc giảm thuế VAT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ sẽ được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
Trong số đó, với hàng hóa, dịch vụ cơ sở kinh doanh được áp dụng mức thuế VAT là 8%.
Đối với các cơ sở kinh doanh gồm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh  thì tính thuế VAT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu. Có thể được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế VAT khi thực hiện xuất hóa đơn với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế VAT 10%.

Thứ hai là ngày có hiệu lực thi hành của nghị quyết. Tuy vậy, theo đề xuất của Chính phủ chính sách chỉ được áp dụng đến hết ngày 31/12/2023. Chính phủ dự kiến sẽ giảm thu ngân sách khoảng 35.000 tỷ đồng trong thời gian áp dụng chính sách trên ( dự kiến trong 6 tháng).

Với đề nghị này, việc giảm thuế VAT sẽ áp dụng cho tất cả hàng hóa, dịch vụ,  những khó khăn khi thực hiện chính sách trước đây sẽ được khắc phục. Theo quy định cũ, việc giảm thuế đã loại trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đã áp dụng theo Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Tuy vậy, Theo chính phủ, quy định này làm tăng chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và chi phí hành thu của cơ quan quan thuế. Vì vậy, để đảm bảo đúng mục tiêu kích cầu tiêu dùng, đề xuất mới là giảm thuế VAT áp dụng cho tất cả hàng hóa, dịch vụ, các cơ sở kinh doanh. Với việc giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ sẽ là động lực cho sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế.

Đối tượng được hưởng lợi trực tiếp của chính sách này là người dân, vì việc áp dụng giảm thuế VAT sẽ làm giảm giá bán, giảm chi phí trực tiếp của người dân trong tiêu dùng hàng hóa.
Doanh nghiệp có thể giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, dẫn đến tăng khả năng phục hồi, đóng góp trở lại cho ngân sách.

Thời gian qua, nước ta cũng đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ về gia hạn thời hạn nộp thuế, đối với các sắc thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuê đất, giảm thuế, và tiền thuê đất; miễn, giảm các khoản thu phí, lệ phí và có kết quả tích cực.

Nhằm kịp thời ứng phó với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội, đồng thời cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện thực tế, ngoài các giải pháp đã và đang được triển khai cho năm nay như: Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; giảm tiền thuê đất; giảm thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng, dầu; miễn, giảm các khoản thu phí, lệ phí. Việc tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng như đã áp dụng năm ngoái để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.

Tạ Ngọc