Cụ thể, Vietjet đã hoàn thành việc phân phối và thu tiền mua trái phiếu của mã VJCH2328002 vào ngày 15/6, tổng giá trị là 300 tỷ đồng. Lô trái phiếu trên được phát hành ở thị trường trong nước và có thời hạn 5 năm. Chi tiết về lô trái phiếu này không được công bố, dữ liệu từ HNX cho biết, lãi suất của VJCH2328002 là 12%/năm.
Đặc biệt, công ty hàng không của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng hoàn tất phát hành lô trái phiếu VJCH2328001 với giá trị 300 tỷ đồng vào ngày 6/6, kỳ hạn của lô trái phiếu là 60 tháng, thời gian đáo hạn là ngày 31/5/2028. Theo HNX, lãi suất phát hành là 12%/năm.
Trước đó, Vietjet vào ngày 30/5 đã công bố nghị quyết HĐQT thông qua phương án phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, mệnh giá là 100 triệu đồng/tp.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
Theo đó, mục đích phát hành là để bổ sung nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhằm chi trả các chi phí hoạt động về xăng dầu, chi phí cảng, điều hành bay, kỹ thuật, lương, bảo hiểm, thanh toán đặt cọc tàu bay (PDP) và các chi phí khác.
Ở 2 kỳ tính lãi đầu tiên, lô trái phiếu trên được có lãi suất cố định tối đa 12%/năm, còn các kỳ tính lãi còn lại sẽ tính bằng tổng của biên độ tối đa 3,5%/năm và lãi suất tham chiếu. Kỳ hạn của trái phiếu là 60 tháng, đây là trái phiếu doanh nghiệp thông thường, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản bảo đảm…
Về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, Vietjet ghi nhận doanh thu đạt 12.898 tỷ đồng trong quý 1/2023, so với cùng kỳ tăng gần gấp 3 lần, cao nhất kể từ dịch Covid-19 và tiệm cận ngưỡng trước dịch. Từ đó lợi nhuận gộp của Vietjet cũng tăng lên 1.062 tỷ đồng, cao hơn nhiều khoản lỗ 257 tỷ đồng của quý 1/2022.
Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính giảm 79,5% (về còn 237 tỷ đồng), trong khi chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lên lần lượt là 479 tỷ đồng, 420 tỷ đồng và 156 tỷ đồng.
Khấu trừ thuế phí, Vietjet báo lãi 173 tỷ đồng, tuy so với cùng kỳ giảm 29% nhưng được cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 2.359 tỷ đồng của quý 4/2022 (tương ứng hoàn thành 17,3% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho năm 2023 tại ĐHĐCĐ thường niên ngày 26/4 vừa qua).
Trong khi đó, hãng hàng không này ghi nhận nợ phải trả tăng thêm ngàn tỷ lên 54.127 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 3/2023, trong đó vay nợ tài chính chiếm 18.800 tỷ đồng.
Riêng dư nợ trái phiếu lên đến 10.650 tỷ đồng, trong đó 650 tỷ đồng là trái phiếu dài hạn đến hạn trả, còn 10.000 tỷ đồng trái phiếu thường (thời gian đáo hạn vào năm 2024 và năm 2026).
Trước đó, kế hoạch kinh doanh năm 2023 đã được ĐHĐCĐ thường niên của Vietjet thông qua với mục tiêu doanh thu đạt 50,2 nghìn tỷ đồng (tăng 25% so năm trước) và lãi sau thuế đạt 1 nghìn tỷ đồng (khả quan hơn so với khoản lỗ 2,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2022).
Trong năm 2023, VJC cũng có kế hoạch phát hành riêng lẻ dưới hình thức cổ phiếu phổ thông và/hoặc cổ phiếu ưu đãi với tỷ lệ tối đa 20% tổng số cổ phiếu lưu hành với thời gian hạn chế giao dịch là 3 năm đối với cổ phiếu phổ thông và đối với cổ phiếu ưu đãi là 1 năm.
Bên cạnh đó, Vietjet cũng huy động 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền với kỳ hạn từ 3 đến 5 năm. Tổng giá trị phát hành dự kiến là 300 triệu USD (tương đương 7,089 tỷ đồng). Dự kiến kỳ hạn của trái phiếu là từ 3-5 năm. Trái phiếu trên có thể bao gồm quyền chọn về việc thực hiện quyền chọn nhận cổ phiếu VJC. Được biết, số tiền huy động được sẽ phục vụ cho hoạt động đầu tư, thuê, mua dài hạn tàu bay, động cơ, trang thiết bị, sửa chữa tàu bay, cũng như để cơ cấu các khoản nợ, tăng nguồn thanh khoản và vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh.
Thông qua việc bổ sung thêm 12 máy bay mới vào năm nay Vietjet có kế hoạch mở rộng đội bay. Với kế hoạch này, VJC sẽ có 87 máy bay trong đội bay tính đến cuối năm nay. VJC dự kiến trong năm 2023 vận hành tổng cộng 139.000 chuyến bay nội địa và quốc tế, vận chuyển 25,7 triệu hành khách với tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 87%-88%. Bên cạnh đó, Vietjet dự kiến năm nay sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận nhờ giá nhiên liệu bay dự báo sẽ giảm từ 20-30% so với mức trung bình năm 2022, thị trường Trung Quốc mở cửa và các chính sách nới lỏng visa từng bước được áp dụng. |
Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật
https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/6540770642649303/?