TM ·
2 năm trước
 4522

Mùa sếu trở về: Tìm hiểu về 3 loại sếu quý hiếm tại Việt Nam

Cứ mỗi lần nắng ấm lên, cỏ năng kim bắt đầu hồi phục sau mấy tháng ngập chìm trong nước lũ, khi những cơn gió heo may bắt đầu thổi, đồng nước cạn dần đầy cá, tép, nông dân bắt tay vào sản xuất vụ lúa đông xuân… thì những cánh sếu lại chấp chới bay về.

Họ Sếu (danh pháp: Gruidae) là một nhánh thuộc bộ Gruiformes gồm các loài chim lớn có cổ dài và chân dài. Họ này có 4 chi và 15 loài. Chúng phân bố khắp thế giới ngoại trừ Nam Mỹ và Nam Cực.

3 loài sếu quý hiếm của Việt Nam bao gồm: sếu đầu đỏ, sếu cổ trắng và sếu cổ đen.

Sếu đầu đỏ, hay còn gọi là sếu cổ trụi, danh pháp ba phần: Grus antigone sharpii, là một phân loài của loài sếu sarus. Đây là phân loài chim quý hiếm tại miền nam Việt Nam, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới.

Sếu cổ trắng hay sếu thông thường, sếu Á – Âu (danh pháp khoa học: Grus grus) là loài chim phổ biến nhất trong họ Sếu. Chúng sinh sống tại hầu hết các khu vực thuộc cựu lục địa Á – Âu và cả khu vực Bắc Mỹ. Sếu cổ trắng là loài chim bay cao thứ hai thế giới, chúng có thể bay cao tới 10.000 m.

Chúng cũng là một loài chim di cư, và tuy không nằm trong danh mục sách đỏ của các tổ chức bảo tồn quốc tế nhưng chúng cũng được bảo vệ bởi Hiệp định về Bảo tồn các loài chim nước Á – Âu. Chúng thường bay thành từng đàn lớn xuống phương Nam để tránh rét vào mùa đông, tạo thành những hình chữ V. Đây là loài ăn tạp, chúng có thể ăn lá, rễ, quả cây, côn trùng, chim nhỏ và cả một số loài động vật có vú nhỏ.

Sếu cổ đen là một loài chim trong họ Sếu. Loài sếu này sinh sản ở cao nguyên Tây Tạng và trú đông chủ yếu ở Ấn Độ và Butan. Nó dài 139 cm với sải cánh dài 235 cm, nặng 5,5 kg. Nó có màu xám trắng với đầu đen, mảng đỉnh đàu nâu đỏ, phía trên cổ màu đen, chân màu đen và mảng trắng phía sau mắt.

Hầu hết các loài sếu đều đang bị đe dọa, nếu như không phải là cực kỳ nguy cấp, trong phạm vi phân bố của chúng. Sếu kiếm ăn trên những đầm lầy và đất ngập nước nông để lấy rễ, củ, côn trùng, động vật giáp xác và con mồi là những động vật có xương sống nhỏ phù hợp, cá, động vật lưỡng cư.

Con trống của hầu hết các loài có vũ điệu tán tỉnh con mái. Trong khi văn hóa dân gian thường nói rằng sếu chung thủy suốt đời với một bạn đời, nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy rằng những con chim này thay đổi bạn tình theo cuộc đời chúng, có thể kéo dài nhiều thập kỷ. Sếu xây các tổ trên búi ngọn nhiều cây trong vùng nước nông, và thường đẻ hai quả trứng tại một thời điểm. Cả chim bố lẫn chim mẹ đều cùng chăm sóc chim non, con non vẫn ở với cha mẹ cho tới mùa sinh sản tiếp theo.

Cứ mỗi lần nắng ấm lên, cỏ năng kim bắt đầu hồi phục sau mấy tháng ngập chìm trong nước lũ, khi những cơn gió heo may bắt đầu thổi, đồng nước cạn dần đầy rẫy cá, tép, nông dân bắt tay vào sản xuất vụ lúa đông xuân… thì những cánh sếu lại chấp chới bay về.

Thế nhưng, năm 2020 lần đầu tiên Việt Nam đã không thấy sếu đầu đỏ bay về, trú lại tìm thức ăn. Giới khoa học quan sát và cho biết chỉ có 7 con bay qua khu vực Phú Mỹ (Kiên Giang) mà không hề đậu lại. Lý do là vì không còn chút đất lành nào cho đàn sếu trở về. Theo thống kê của Trung tâm bảo tồn và hợp tác quốc tế thuộc Vườn quốc gia Tràm Chim, những năm từ 2014 đến 2016 vẫn còn thấy sếu về, dù ít, từ 14 đến 23 con mỗi năm thì năm 2017 đột ngột chỉ có 3 con Năm 2018 họ đếm được 9 con, năm 2019 là 11 con. Trong cả năm 2020 không có con sếu nào về Tràm Chim. Đến năm 2021, sau một năm vắng bóng, sếu đầu đỏ đã tìm về Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ (Kiên Giang) để tìm thức ăn. Hy vọng, năm nay đàn sếu sẽ lại trở về.