Tạ Nhị ·
1 năm trước
 6932

Mục tiêu đến năm 2030 có 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà

Theo Quy hoạch điện VIII, phấn đấu đến năm 2030 có 50% tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

Theo Quy hoạch điện VIII, Nhà nước ưu tiên, khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời sản tự tiêu, trong đó có điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, điện mặt trời tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia.

Ảnh minh họa. (Ảnh: ITN)

Có chính sách ưu tiên, chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển ĐMT mái nhà. Từ nay đến năm 2030, cơ sở các nguồn điện loại hình này ước tính tăng thêm 2.600MW.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

Trao đổi về vấn đề này, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 03/6, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã chia sẻ những khó khăn của người dân trong sinh hoạt và cơ sở do tình trạng mất điện gây ra.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, ngành Điện đã có nhiều biện pháp để cung ứng nguồn điện, bao gồm tăng cường nhập khẩu than, tăng cường nguồn khí cho các nhà máy điện khí, kết nối nhanh các dự án điện tái tạo ...

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết: "Với tổng nguồn của hệ thống hơn 81.000MW, sử dụng thời điểm cao nhất 44.000MW (54,32%), nên hoàn toàn yên tâm. Vấn đề là dử dụng và vận hành hệ thống".

Thực tế con số dử dụng thời điểm cao nhất 44.000MW năm nay cũng không cao hơn lượng tiêu thụ trong lần lập đỉnh ngày 31/5/2021 xảy ra lúc 22 giờ, tức là gần nửa đêm.

Thông tin của Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho thấy, nguồn cung ứng điện hiện có không thiếu, thậm chí mới sử dụng có hơn ½ CS hiện có, nhưng vì sao vẫn thiếu điện? Vậy "vấn đề sử dụng và vận hành hệ thống" như Bộ trưởng Sơn nêu chính xác là vấn đề truyền tải.

Theo các chuyên gia ngành Điện, có khoảng cách lớn giữa cơ sở lắp đặt và phát điện thực tế. Mặc dù cơ sở lắp đặt lên tới hơn 81.000MW nhưng cơ sở phát điện khả dụng chỉ đạt cao nhất không quá 1/2. Điều đó có nghĩa là lượng lớn cơ sở lắp đặt không thể phát được điện. Nguyên nhân là do các dự án điện gió và điện mặt trời phát triển quá nhanh trong thời gian vừa qua đã gây quá tải cho cả hệ thống lưới điện. Tính đến nay, tổng cơ sở các nguồn điện năng lượng tái tạo là 20.670MW.

Khó khăn lớn nhất của EVN là các nguồn điện gió, điện mặt trời phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và miền Nam; trong khi đó tại miền Bắc chủ yếu là thủy điện và điện than (chiếm 48% cơ cấu nguồn điện tại miền Bắc - hiện bị giảm cơ sở hoặc gặp sự cố), trong khi mực nước các hồ thủy điện xuống rất thấp.

Về câu hỏi cách nào hiện thực mục tiêu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà như Quy hoạch Điện VIII đặt ra, Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) Hoàng Tiến Dũng cho biết, đây là việc tự nguyện, không bắt buộc. Tuy nhiên, có thể sẽ có “mệnh lệnh hành chính”.

Theo chuyên gia năng lượng Phan Công Tiến, mô hình điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu có lợi cho cả Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Hiện giá điện bình quân sau khi tăng thêm 3% là 1.920 đồng/kWh, trong khi giá bình quân khu vực sản xuất công nghiệp khoảng 1.800/kWh. Tỷ trọng khu vực dân cư 35%, sản xuất 55%.

“Như vậy khu vực dân cư đang gánh giá điện cho điện sản xuất. Nếu các doanh nghiệp tự lo được một phần năng lượng nhờ lắp điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu sẽ giúp họ chủ động và tiết kiệm chi phí sử dụng điện. Người dân không phải gánh bù chéo cho giá điện sản xuất”, ông Tiến nói.

Theo chuyên gia này, lợi kép của doanh nghiệp là họ còn có được chứng chỉ xanh từ mô hình này - điều kiện tiên quyết cho xuất khẩu trong tương lai.

Do đó, theo ông Tiến, cơ quan quản lý nên sớm có định hướng và tạo một hành lang pháp lý để người sử dụng điện được quyền tiếp cận phát triển và sử dụng điện năng lượng tái tạo.

Tạ Nhị