Từ 5 - 6/6/1972, Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Con người và Môi trường tổ chức tại thủ đô Stockholm của Thuỵ Điển là kết quả của những nhận thức mới này, là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.
Trong cuộc họp này, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (United Nations Environment Programme) cũng đã được thành lập vào ngày 5/6/1972. Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn Ngày Môi trường Thế giới 5/6 từ năm 1972 và giao cho Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) có trụ sở tại Nairobi, Kenya, tổ chức kỷ niệm sự kiện này. Hằng năm, vào ngày này lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức tại hơn 100 nước trên thế giới.
Sự kiện Ngày Môi trường Thế giới 5/6 hàng năm sẽ làm cho các vấn đề môi trường mang tính nhân văn; trao quyền cho mọi người để trở thành tác nhân tích cực của quá trình phát triển bền vững và bình đẳng; nâng cao hiểu biết của các cộng đồng về vai trò then chốt làm thay đổi hành vi hướng tới các vấn đề môi trường; ủng hộ mối cộng tác để đảm bảo rằng, tất cả các quốc gia và các dân tộc được hưởng một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn.
Tại hội nghị đầu tiên của Liên Hợp Quốc về Con người và Môi trường, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn Ngày Môi trường Thế giới 5/6 từ năm 1972.
Trong phiên họp ngày 15 tháng 12 năm 1972, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ra quyết nghị chính thức. Kể từ đó, hơn 150 quốc gia trên thế giới đã hưởng ứng tham gia vào ngày kỷ niệm này. Cách hoạt động hưởng ứng thường được tổ chức trong tuần lễ quanh ngày 5/6 hàng năm.
Được biết, ý tưởng Ngày Môi trường Thế giới 5/6 xuất hiện khi con người bắt đầu ý thức được về tình trạng suy thoái môi trường và những tác động của con người đến hành tinh.
Bởi vậy, Hội nghị Stockholm 1972, với thông điệp con người chỉ có một ngôi nhà duy nhất để sống, chính là Trái Đất, và hoạt động của con người là yếu tố chủ chốt quyết định tương lai của chúng ta, được xem là cột mốc đánh dấu nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm bảo vệ môi trường.
Được biết, từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trường, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống.
Năm 1972, thế giới đã trải qua hàng loạt sự cố môi trường vô cùng nghiêm trọng như: mưa axit phá hủy cây cối, chất độc Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane (DDT) giết chết các loài chim, hàng loạt quốc gia phải đối phó với sự cố tràn dầu, ô nhiễm do thử nghiệm vũ khí hạt nhân, và sự tàn phá môi trường do chiến tranh.
Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm không khí càng thêm nhức nhối khi nó không giới hạn trong biên giới, lãnh thổ của từng quốc gia mà lây lan, trở thành thách thức toàn cầu.
Với sự tích cực của Thụy Điển, Liên Hợp Quốc đã tập hợp đại diện các quốc gia trên thế giới để tìm giải pháp. Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường và con người được tổ chức đánh dấu nỗ lực toàn cầu đầu tiên, coi môi trường là vấn đề chính sách toàn thế giới và xác định các nguyên tắc cốt lõi để quản lý nó.
Có thể nói, Hội nghị Stockholm là bước ngoặt trong cách các quốc gia nhìn nhận thế giới tự nhiên và các nguồn tài nguyên mà tất cả cùng chia sẻ.
Với khẩu hiệu “Only One Earth” (Chỉ có một Trái Đất), hội nghị đầu tiên của Liên Hợp Quốc về môi trường và con người được tổ chức tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển.