Trả lời:
Tùy theo cơ địa của từng cá thể mà vắc-xin có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng. Đối với những người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng, thì sau tiêm vắc-xin có thể gặp dị ứng cao hơn so với những người khác.
Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trung tâm Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết:
Theo quyết định 3802/QĐ-BYT ban hành 10/8/2021 về việc Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, các trường hợp phản vệ độ 3 trở lên với bất kì dị nguyên nào vẫn có thể tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nhưng phải tiêm tại cơ sở có năng lực cấp cứu phản vệ.
Các trường hợp phản vệ độ 3 trở lên với bất kì dị nguyên nào vẫn có thể tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nhưng phải tiêm tại cơ sở có năng lực cấp cứu phản vệ
Như vậy, nếu bạn dị ứng hải sản ở thể nhẹ (không phải là phản vệ độ 3 trở lên), bạn hoàn toàn có thể yên tâm tiêm vắc-xin Covid-19 sau khi đã khám sàng lọc kĩ lưỡng như các đối tượng khác.
Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử dị ứng hải sản nặng mà không đánh giá được chính xác mức độ dị ứng của mình, hãy đến gặp bác sĩ và xin tư vấn để có phương án tiêm chủng phù hợp.
Lưu ý, dù thuộc nhóm đối tượng nào thì tất cả các trường hợp tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đều cần được theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút sau tiêm. Với những người có tiền sử dị ứng, tốt nhất nên theo dõi tại chỗ sau tiêm ít nhất 60 phút để phát hiện và xử trí dị ứng do vắc-xin.