Bích Ngọc ·
49 tuần trước
 5613

Nguyên nhân một doanh nghiệp hủy kế hoạch phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu đã thông qua năm 2022 là gì?

Mới đây, tổng công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp (Becamex, mã BCM - sàn HoSE) đã có công bố tài liệu Đại hội cổ đông năm 2023, theo dự kiến Đại hội sẽ tổ chức vào ngày 29/6 tại tỉnh Bình Dương.

Trong năm nay, Becamex đã đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 9.460 tỷ đồng (so với cùng kỳ tăng 19%) và lợi nhuận sau thuế dự kiến 2.263 tỷ đồng, so với thực hiện trong năm 2022 tăng 32%.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng ghi nhận tổng doanh thu 7.945 tỷ đồng trong năm 2022 (đạt 82% so với kế hoạch) và lợi nhuận sau thuế đạt 1.714 tỷ đồng (so với kế hoạch lợi nhuận năm đạt 59%).

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023 của Becamex, doanh nghiệp sẽ tập trung nguồn lực đầu tư các dự án về thương mại, dịch vụ, sản xuất thông minh, đổi mới sáng tạo với mục đích tạo ra động lực tăng trưởng mới giai đoạn 2023-2025. Với định hướng trên, doanh nghiệp sẽ có những hoạt động cụ thể như là: hoàn thiện pháp lý và đưa vào kinh doanh Khu công nghiệp Cây Trường; khởi công dự án vòng xoay A1; khánh thành dự án Tòa nhà A9; đầu tư các dự án thành phần thương mại – dịch vụ trong Khu đô thị mới Thành phố mới Bình Dương; đầu tư hoàn thiện dự án mở rộng Quốc lộ 13.

Nguyên nhân hủy kế hoạch phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu 

Theo Becamex, năm 2022 đã thông qua kế hoạch phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu thế nhưng vì kênh huy động vốn từ trái phiếu gặp nhiều thông tin không thuận lợi, chính vì thế Becamex quyết định không phát hành trái phiếu riêng lẻ trong năm 2022.

Vào ngày 2/6, trước khi công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2023, doanh nghiệp này đã thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ mệnh giá 1.000 tỷ đồng, dự kiến sẽ đáo hạn năm 2025. Đây là trái phiếu không chuyển đổi và có tài sản bảo đảm.

Công ty cho hay, kỳ hạn sẽ không quá 2 năm và dự kiến phát hành trong tháng 6/2023, lãi suất tối thiểu cho 4 kỳ tính lãi đầu tiên là 13%/năm, trong đó kỳ tính lãi 3 tháng một lần.

Theo kế hoạch, số tiền huy động từ đợt phát hành trái phiếu Becamex sẽ dùng để thanh toán một phần hoặc toàn bộ số tiền gốc và lãi đến hạn của các khoản nợ trái phiếu của Công ty.

Tình hình kinh doanh của Becamex ra sao?

Tính đến cuối quý I/2023, so với đầu năm tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp tăng 3,8%, tương ứng tăng thêm 601,5 tỷ đồng, chiếm 33,9% tổng nguồn vốn. Trong đó, 5.638,7 tỷ đồng là nợ vay ngắn hạn và 10.849,2 tỷ đồng nợ vay dài hạn.

Theo Becamex, tổng trái phiếu thường dài hạn đến hạn trả là 917,6 tỷ đồng. Trong đó, của Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là 399,5 tỷ đồng, số còn lại 518,1 tỷ đồng là các cá nhân khác.

Về hoạt động kinh doanh, Becamex ghi nhận doanh thu đạt 791,41 tỷ đồng trong quý I/2023 (giảm 44,8% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 74,43 tỷ đồng (giảm 81% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 57,3% về còn 51,4%.

Trong kỳ, so với cùng kỳ lợi nhuận gộp giảm 50,5%, tương ứng giảm 414,23 tỷ đồng, doanh thu tài chính tăng 130,8%, tương ứng tăng thêm 29,36 tỷ đồng, chi phí tài chính giảm 28%, tương ứng giảm 74,41 tỷ đồng, lãi công ty liên doanh, liên kết giảm 67,7%, tương ứng giảm 115,32 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 12,5%, tương ứng giảm 34,36 tỷ đồng, còn các hoạt động khác thì biến động không đáng kể.

Có thể thấy, chủ yếu lợi nhuận quý đầu năm lao dốc là do lợi nhuận gộp giảm, lãi công ty liên doanh và liên kết giảm mạnh.

Kết thúc quý đầu năm 2023, doanh nghiệp chỉ mới hoàn thành 3,3% kế hoạch lợi nhuận năm.

Bên cạnh đó, dòng tiền kinh doanh chính ghi nhận âm 1.237,9 tỷ đồng trong quý đầu năm 2023, dòng tiền đầu tư ghi nhận dương 7,6 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 595,8 tỷ đồng.

Tạ Ngọc