Nhật Bản nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, nơi ghi nhận một tỉ lệ lớn các trận động đất và núi lửa phun trào trên thế giới. Núi Aso cao 1.592 m (5.222 feet) là một trong những đỉnh núi hoạt động nhiều núi lửa nhất ở Nhật Bản.
Núi Aso được xem là một điểm đi bộ đường dài phổ biến với du khách. Đây cũng là ngọn núi lớn thứ 2 của Nhật Bản và là một trong những núi lửa lớn nhất thế giới.
Vụ phun trào phun ra những đám mây bụi xám xịt trên toàn bộ thị trấn cách xa 250 km.
Những đám mây bụi xám xịt. ( Ảnh minh họa)
Các nhà khí tượng cảnh báo về một lượng tro bụi dày đặc và đá rơi trong vòng 30 km tính từ điểm du lịch.
Chưa có báo cáo nào về thiệt hại hay thương tích do vụ phun trào này gây ra, nhưng Cơ quan khí tượng đã cảnh báo mức độ nguy hiểm ở cấp 3 trong số 5 cấp, khuyến cáo người dân không nên đến gần khu vực núi lửa, đề phòng đá rơi.
Các quan chức cho biết có một số ít người tại một bãi đậu xe gần đỉnh núi nhưng họ đã được sơ tán an toàn.
Những người công nhân đang phải thu dọn sau trận phun trào của núi lửa. (Ảnh: Reuters)
Trước đó, núi lửa Aso cũng đã "thức giấc" vào các ngày 16/4 và 19/4 vừa qua, sau "cơn thịnh nộ" hồi tháng 10/2016. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã duy trì cảnh báo núi lửa Aso ở cấp độ 2 trong thang cảnh báo gồm 5 cấp.
Qua đó, người dân được khuyến cáo hạn chế việc tiếp cận quanh miệng núi lửa trong phạm vi 1 km.
Một quan chức của thành phố Aso cho biết: “Khi các vụ phun trào tiếp tục diễn ra trước kỳ nghỉ lễ lớn, thật đáng tiếc là khách du lịch không thể tham quan miệng núi lửa trên núi".