Hữu Linh ·
2 năm trước
 3262

Nhiều nơi thiếu oxy trầm trọng do số ca nhiễm COVID-19 tăng lên chóng mặt mà không có phương án giải quyết?

Rất nhiều người ở Ấn Độ đã phải điên cuồng đưa người nhà đi cấp cứu nhưng liên tiếp nhiều bệnh viện từ chối tiếp nhận vì quá tải và thiếu oxy để điều trị. Rất nhiều người đã chết vì không được chữa trị kịp thời. Vậy giải pháp nào cho tình trạng thiếu hụt oxy nghiêm trọng như hiện này?

Tính đến tháng 5/2021, 19 quốc gia trên thế giới, trong đó có Argentina, Colombia, Iran, Nepal, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Pakistan, Costa Rica, Nam Phi... đang dùng hơn 50.000m3 oxy/ngày cho các bệnh nhân COVID-19. Nhu cầu này đã tăng lên nhanh chóng từ khoảng giữa tháng 3 năm nay. 

Nhu cầu dùng oxy y tế để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 tại những quốc gia có mức thu thập thấp hoặc trung bình đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 2 tháng qua. Sự kết hợp của các nhu cầu oxy tăng cao với tỷ lệ tiêm chủng thấp đã khiến các quốc gia trên dễ bị tổn thương.

Nhiều quốc gia trong số 19 nước trên đang đối mặt với thiếu hụt oxy trước khi xảy ra đại dịch, nhu cầu dùng oxy bổ sung cho các bệnh nhân COVID-19 đang đẩy hệ thống y tế đến bờ vực sụp đổ.

Hàng ngàn người đã thiệt mạng mỗi ngày tại Ấn Độ chỉ trong tháng qua khi đất nước này đối mặt với làn sóng bùng dịch thứ 2. Tình trạng thiếu hụt oxy là căn nguyên lớn nhất gây nên tổn thất đó.

dịch bệnh

Tình trạng thiếu oxy đã trở thành một vấn đề mang tầm quốc gia vào tháng 4 khi làn sóng Covid tràn vào khắp các bệnh viện

Giữa tháng 5/2021, Ấn Độ cần thêm 15,5m3 oxy/ngày cho các bệnh nhân COVID-19, tức gấp hơn 14 lần nhu cầu đã dùng trong tháng 3.2021. Một bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 sẽ cần từ 14-43m3 oxy/ngày/2 tuần - một lượng lớn đến mức mà ngay các bệnh viện ở châu Âu cũng phải vất vả để cung ứng.

Ấn Độ là thị trường sản xuất oxy lỏng va xilanh lớn trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu oxy y tế. Thủ đô Delhi là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Việc xét nghiệm trở nên rất khó khăn ở nhiều thành phố vì các phòng thử nghiệm đang hoạt động quá mức. Rất nhiều người chết vì không được chữa trị kịp thời, không thể đến bệnh viện vì quá tải và không đủ vật tư y tế để hỗ trợ trong lúc nguy cấp. 

Nhiều người đã phải điên cuồng đưa người nhà đi cấp cứu nhưng liên tiếp nhiều bệnh viện từ chối tiếp nhận, trong khi chính những người nhà đưa người trong cơn nguy kịch đi cấp cứu cũng đang lên cơn sốt vì dương tính với Covid-19. 

Không chỉ ở Ấn Độ, Nepal cần lượng oxy gấp 100 lần so với nhu cầu đã thực dùng tháng 3/2021. Ở Sri Lanka, nhu cầu dùng oxy đã tăng gấp 7 lần kể từ giữa tháng 3/2021. Pakistan, quốc gia hứng làn sóng bùng dịch thứ 3, đang có khoảng 60% bệnh nhân dùng oxy trong các bệnh viện hơn so với đỉnh dịch vào mùa hè năm ngoái 2020.

Nhu cầu gia tăng dùng oxy đang gây áp lực lên hệ thống y tế mà hệ thống này lại không thể đáp ứng ngay được. Nếu việc triển khai vaccine chậm thì tình hình thêm diễn biến phức tạp.

Hiện vẫn chưa có dữ liệu toàn diện rằng các quốc gia đã sản xuất bao nhiêu oxy tại những nhà máy và thiết bị tập trung. Các nhà máy và thiết bị tập trung oxy cũng đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên qua đào tạo và các linh kiện lắp ráp mà cái này lại thiếu nguồn cung. WHO, Unicef, Ngân hàng thế giới (WB) và các tổ chức phi chính phủ khác đã chở hàng trăm ngàn thiết bị tập trung oxy đến hàng trăm quốc gia nhằm giúp họ đối phó với đà tăng nhu cầu dùng oxy.

WB đã lên tiếng cảnh báo rằng nhiều quốc gia đã không vay các gói cứu trợ khẩn cấp nhằm giúp họ nâng cấp những hệ thống oxy. Năm 2020, WB đã tung ra gói vay 160 tỷ USD sẵn sàng cho các quốc gia chuẩn bị đối phó với COVID-19 và tháng 5/2021 là một gói vay bổ sung trị giá 12 tỷ USD.

Hiện Qũy toàn cầu cũng đã tài trợ số tiền 3,7 tỷ USD cho các quốc gia dùng cho chương trình phản ứng với COVID-19, bao gồm mua thiết bị tập trung oxy và xây dựng các nhà máy oxy công cộng, và chủ yếu là phục vụ cho các mục đích trung và dài hạn.