Vi Trinh ·
3 năm trước
 2413

Nhu cầu khí đốt vào năm 2021 dự kiến sẽ tăng 3,6%, nguy cơ phá bỏ mục tiêu khí hậu thế giới

Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết: “Vào năm 2021, nhu cầu khí đốt tự nhiên sẽ phục hồi mạnh mẽ và sẽ tiếp tục tăng nếu các Chính phủ không thực hiện các chính sách mạnh mẽ để đưa thế giới vào con đường hướng tới phát thải ròng bằng không vào giữa thế kỷ này”. Điều này đồng nghĩa với việc mục tiêu khí hậu của thế giới đang dần bị phá bỏ.

IEA cho biết: “Nhu cầu khí đốt tự nhiên sẽ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021 và sẽ tiếp tục tăng nếu các Chính phủ không thực hiện các chính sách mạnh mẽ để đưa thế giới vào con đường hướng tới phát thải ròng bằng không vào giữa thế kỷ này”.

Trong đó, nhu cầu khí đốt vào năm 2021 dự kiến sẽ tăng 3,6% khi các nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau mức giảm kỷ lục vào năm 2020 do các hạn chế đưa ra nhằm hạn chế sự lây lan của đại dịch Covid-19.

Từ năm 2022 - 2024, tăng trưởng trong nhu cầu dự kiến sẽ đạt mức trung bình 1,7%/năm. Điều này có nghĩa nhu cầu khí đốt sẽ quá cao để tuân theo lộ trình của IEA, hướng đến đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

mục tiêu khí hậu của thế giới đang dần bị phá bỏ

Nhu cầu khí đốt toàn cầu sẽ tăng 1,6%/năm. (Ảnh minh hoạ: reuters)

Vào tháng 5, IEA đã công bố lộ trình để ngành năng lượng đạt được mục tiêu 0 và cho biết các nhà đầu tư không nên tài trợ cho các dự án mới cung cấp dầu, khí và than. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của cơ quan này cho biết, nhu cầu mới có thể được đáp ứng bởi các dự án đã được phê duyệt hoặc đang được xây dựng trước đại dịch.

Tháng 6 vừa qua, giá khí đốt toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm, với nhiệt độ cao làm gia tăng nhu cầu phát điện ở Bắc bán cầu và một số khu vực như châu Á tìm cách tăng dự trữ nguồn điện trước mùa đông.

Báo cáo cho biết giá khí đốt tại Hà Lan theo tiêu chuẩn châu Âu dự kiến sẽ đạt trung bình 9,5 đô la/triệu Đơn vị nhiệt Anh (MBtu) vào năm 2021, mức cao nhất kể từ năm 2013, trong khi giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao tại châu Á dự kiến trung bình là 11 đô la/MBtu, cao nhất kể từ năm 2014.

Hơn 190 quốc gia đã ký Thỏa thuận Paris nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Điều này sẽ yêu cầu giảm đáng kể việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá và khí đốt. Theo IEA, ngành công nghiệp khí đốt nên tăng cường nỗ lực giảm khí thải, chẳng hạn như giải quyết rò rỉ khí mê-tan.

Luật khí hậu của EU chính thức có hiệu lực

Luật khí hậu đã được các nước thành viên EU thông qua vào ngày 28/6, đặt ra mục tiêu tham vọng mang tính ràng buộc pháp lý của khối này trong việc trung hòa khí thải carbon vào năm 2050. Luật cũng quy định việc cắt giảm lượng khí thải vào năm 2030 ít nhất là 55% so với năm 1990.

Theo kế hoạch, vào ngày 14/7 tới, EC sẽ đề xuất một loạt các chính sách định hình lại ngành công nghiệp, năng lượng, giao thông vận tải và nhà ở nhằm giảm nhanh hơn lượng khí thải CO2 để đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Các đề xuất sẽ bao gồm các mục tiêu tham vọng hơn về năng lượng tái tạo, cải cách thị trường carbon của EU và siết chặt tiêu chuẩn về khí thải đối với các ô tô mới.

Phần lớn các luật hiện hành của EU hướng tới thực hiện mục tiêu mà khối này đề ra trước đây là giảm 40% lượng khí thải đến năm 2030. Do vậy, các luật này cần phải sửa đổi để đáp ứng các mục tiêu mới đề ra về giảm lượng khí thải

Nguồn