Ô nhiễm không khí đang bao phủ nhiều thành phố lớn nhất châu Á, nó khiến các nhà chức trách phải đẩy mạnh thực hiện các biện pháp làm giảm sương mù và bảo vệ người dân, ngăn những phân tử độc hại xâm nhập vào cơ thể con người.
Theo báo Nikkei, dù chính phủ các nước đưa ra nhiều nỗ lực nhằm ngăn ô nhiễm không khí, vấn đề này dường như vẫn tồn tại dai dẳng bởi tất cả Chính phủ các nước đều gặp khó trong việc cân bằng tăng trưởng kinh tế với mục tiêu cải thiện môi trường.
Ô nhiễm không khí 'bao trùm' châu Á. (Ảnh minh họa)
Nồng độ PM2.5 - bụi mịn có đường kính nhỏ hơn 2.5 μm trong không khí - đo được tại đây hôm 4/4 là gần 400 microgram/m3 không khí, cao gấp gần 40 lần mức độ an toàn theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Sương bụi bao phủ khắp các tỉnh miền bắc Thái Lan. Trong ít nhất 15 năm qua, Chiang Mai, tỉnh lân cận với Chiang Rai, đã chứng kiến nhiều ngày có chỉ số PM2.5 cao nhất thế giới.
Thái Lan không phải nước duy nhất trong khu vực đương đầu với tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ.
Tại Hàn Quốc, Chính phủ đã phải dán thông báo về bụi ở nhiều khu vực tại Hàn Quốc trong đó có thủ đô Seoul sau khi chất lượng không khí rơi xuống mức tồi tệ nhất từ năm 2015 khi giới chức bắt đầu thu thập dữ liệu. Tại một địa điểm ở Seoul, hàm lượng bụi mịn 2.5 đã tăng cao đột biến.
Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng biện pháp khẩn cấp để ứng phó với tình trạng ô nhiễm tồi tệ. Bộ Môi trường Hàn Quốc đã cấp khoảng 320 nghìn xe tải loại cũ không được vào thành phố. Điểm đỗ xe tại nhiều công sở bị đóng cửa, người đến làm việc được khuyến khích đi phương tiện công cộng. Các khu vực xây dựng bị yêu cầu giảm giờ thi công.
Ấn Độ cũng không phải ngoại lệ. Ấn Độ gặp khó với tình trạng ô nhiễm đã nhiều năm, thế nhưng tình hình dường như đang tồi tệ hơn.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mức độ an toàn của nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm là 10 microgam trên 1 m3 không khí. Tuy nhiên, hiện tại, chưa tới 8% dân số thế giới được hít thở bầu không khí an toàn đó. Và không nơi nào trên thế giới có chỉ số này tồi tệ hơn châu Á.
Theo hãng công nghệ chất lượng không khí IQAir của Thụy Sỹ, trong xếp hạng thành phố ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới năm ngoái, 148 thành phố dẫn đầu đều ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Một nghiên cứu của đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu Tim mạch năm 2015, tỉ lệ tử vong do ô nhiễm không khí đã khiến gần 8,8 triệu người tử vong trên toàn cầu, trong đó gần 6,5 triệu người ở châu Á. Đây trở thành một trong những nguy cơ sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất toàn cầu, thậm chí còn hơn cả thuốc lá.
Xét về những mối đe dọa sức khỏe, cách ứng phó đối với ô nhiễm không khí và dịch bệnh Covid-19 là hoàn toàn khác nhau. Bởi, trong khi nguồn ngân sách công khổng lồ được phân bổ để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, việc giải quyết ô nhiễm không khí hầu như vẫn dậm chân tại chỗ.
Tuy nhiên, số ca tử vong hàng năm do sương bụi cao hơn gấp nhiều lần so với hơn 300.000 ca tử vong do đại dịch Covid-19 năm ngoái tại châu Á, theo dữ liệu tổng hợp trên worldometers.info.
Nhiều năm qua, các cơ quan y tế đã lên tiếng báo động về chất lượng không khí tại châu Á. Cái gọi là "khí quyển ngày tận thế" của Trung Quốc đã khởi đầu một thập kỷ báo động về những tác động nghiêm trọng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe. Tình trạng này đã dần được cải thiện nhờ các biện pháp nghiêm ngặt của Bắc Kinh. Bangladesh, Ấn Độ và Pakistan giờ đây thay thế Trung Quốc trở thành những nước có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới.
"Thế giới đã quay lưng lại với thuốc lá, nhưng giờ đây phải đối mặt với loại 'thuốc lá mới' - loại không khí độc hại mà hàng tỉ người hít thở mỗi ngày", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết. "Không có nước nào, dù giàu hay nghèo, có thể thoát khỏi ô nhiễm không khí. Đây là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng thầm lặng".
Một trong những nguyên nhân khiến châu Á bị ảnh hưởng nặng nề bởi ô nhiễm không khí là mật độ dân số đông. Top 4 quốc gia có mật độ dân số đông nhất thế giới có tới 3 đại diện châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Tổng dân số của 3 nước này là 3,1 tỉ người, chiếm khoảng 39,2% dân số toàn cầu.