Linh Đan ·
3 năm trước
 10383

Ô nhiễm môi trường nước rơi vào báo động đỏ, nguyên nhân do đâu?

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, hiện trạng ô nhiễm môi trường nước rất quan ngại. Nguồn nước ở khu vực châu Á đang bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt là tình hình ô nhiễm nước ở đới ôn hòa tại Châu Á. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm này là gì?

Tại châu Mỹ, có đến 40% các sông tại Hoa Kỳ bị ô nhiễm và 46% môi trường nước không còn đủ khả năng để duy trì sự sống cho sinh vật. Lượng rác thải nhựa bị đổ ồ ạt ra đã gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái. 

ô nhiễm nguồn nước rơi vào báo động đỏ

Môi trường nước bị ô nhiễm khiến trong nước chứa nhiều tạp chất hơn. Có thể kể đến những vấn đề trong nước như: Nhiễm kim loại nặng, chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vi khuẩn trong nước thải. Những vấn đề trên đều là nguyên nhân gây độc cho con người. Tích tụ hóa chất trong người quá nhiều còn gây nên một số bệnh lý nguy hiểm. Có thể dẫn đến ung thư, đột biến, bại liệt ở người.

Có thể thấy,tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới đang rơi vào báo động đỏ. Các vấn đề về môi trường đang được các nước phát triển lưu tâm và đẩy mạnh. Trước tác hại của ô nhiễm nước, các chất xả thải bị dồn ra các nguồn sống, hồ đã khiến sông bị ô nhiễm. Đi cùng với nó là những hậu quả nguy hại đến con người và sinh vật. Vấn đề này dẫn đến việc thủy sinh bị giảm hoặc tuyệt chủng. Điều này một phần làm hệ sinh thái trong tự nhiên bị mất cân bằng.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, hiện trạng ô nhiễm môi trường nước rất quan ngại. Nguồn nước ở khu vực châu Á đang bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt là tình hình ô nhiễm nước ở đới ôn hòa tại Châu Á. Đây là là “tụ điểm” của các nhà máy công nghiệp. Vì khâu xử lý xả thải làm không kỹ càng lại được xả trực tiếp vào sống hồ. Điều này làm nguồn nước ở Châu Á bị ô nhiễm nặng nề hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nước ở khu vực Châu Á bị ô nhiễm về mặt và có lượng vi khuẩn cao gấp 3 lần so với mức trung bình thế giới.

Vì vậy, mỗi quốc gia cần có các công cụ, thể chế cũng như khung pháp lý, quy định cần thiết để phân bổ, điều tiết và bảo tồn tài nguyên nước trước biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Đầu tư vào công nghệ tiên tiến sẽ giúp nâng cao khả năng bảo tồn và bảo vệ tài nguyên nước, tái chế nước mưa, nước thải, phát triển các nguồn nước, tăng cường lưu trữ nước. Việc đảm bảo sự áp dụng và thích ứng những tiến bộ này đóng vai trò là chìa khóa để tăng cường an ninh nước trên toàn cầu.

Còn riêng với cá nhân chúng ta, làm thế nào để bảo vệ môi trường bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đại dương, câu trả lời nằm trong ý thức mỗi người. Đặc biệt, ý thức cần nâng cao thì hành dộng sẽ xuất hiện, khi đó, chúng ta sẽ biết cần phải làm gì để có thể "giải cứu" thiên nhiên.

Thông tin từ Tạp chí Kinh tế Môi trường Việt Nam