Gần 30 năm trước, làng Mẫn Xá chỉ có một vài hộ làm nghề đúc nồi niêu xoong chảo bằng nhôm, sản xuất ra các vật dụng sinh hoạt phục vụ tiêu dùng. Sau đó, những hộ này thu mua phế liệu nhôm về nấu, đúc thành nhôm thanh, nhôm cục… bán cho các lò đúc xoong nồi. Dần dần, những xưởng cô nhôm, luyện nhôm hình thành, mọc lên khắp làng. Làng nghề cô nhôm Mẫn Xá được hình thành từ đó.
Theo ông Bùi Văn Danh, người dân tại đây cho biết, đợt cao điểm, trên địa bàn có đến 400 lò luyện thủ công. Theo thời gian, những đường thôn, ngõ xóm chật kín, không còn chỗ chứa rác từ quá trình sản xuất nên các chủ lò mang xỉ nhôm, xỉ than đổ chật kín cánh đồng Hậu, cánh đồng Cậy, khiến các chủ hộ có ruộng không thể canh tác, bỏ hoang nhiều năm qua. Xỉ nhôm được đóng vào các bao tải và được người dân mang vứt bỏ ra cánh đồng.
Toàn cảnh làng nghề tái chế nhôm Mẫn Xá.
Các lò luyện nhôm thủ công nằm xen kẽ nhà dân, vô tư nhả khói thải ra môi trường.
Mảnh đất này trước kia là ruộng lúa, giờ thành nơi chứa rác thải từ các lò luyện nhôm thủ công.
Để cô được 1 tấn nhôm thành phẩm thì sẽ có từ 150-300 kg chất thải xỉ nhôm thải ra môi trường.
Khu cánh đồng Cậy của thôn Mẫn Xá hiện không thể canh tác được do lượng xỉ nhôm ngày càng nhiều.