Kim Chi ·
1 năm trước
 1419

Phát triển thương mại điện tử thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử thời gian qua mở ra cơ hội cho tăng trưởng và phục hồi kinh tế, song vẫn cần hoàn thiện chính sách cho lĩnh vực này

Sáng 31/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo: Phát triển nền tảng thương mại điện tử, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng.

Ông Nguyễn Thanh Hưng - Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết:  Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam tăng nhanh trong những năm qua. Quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam năm 2015 khoảng 4 tỷ USD, nhưng đến năm 2025, quy mô thị trường được dự báo lên tới 49 tỷ USD, thậm chí, Google còn dự báo, quy mô thị trường thương mại điện tử của Việt Nam trong năm 2025 lên tới 57 tỷ USD.

Ảnh minh hoạ

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Hưng, năm 2022, tăng trưởng kinh tế Internet của Việt Nam được dự báo tăng đến 28%. Đây cũng là mức tăng trưởng được dự báo cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Mặc dù tăng trưởng khá tích cực, nhưng thị trường thương mại điện tử của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều trở ngại lớn, bao gồm: Thanh toán trực tuyến, hoàn tất đơn hàng, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển nguồn nhân lực, chênh lệch khoảng cách tiếp cận thương mại điện tử giữa các địa phương và môi trường chính sách và pháp luật.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng: Trở ngại lớn nhất, quan trọng nhất đối với thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn là môi trường chính sách pháp luật.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để thương mại điện tử Việt Nam phát triển bền vững, hiệu quả, cần có những cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. 

Năm 2022, kinh tế Internet của Việt Nam được dự báo tăng trưởng đến 28%. Đây cũng là mức tăng trưởng được dự báo cao nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, để thương mại điện tử phát triển bền vững, vấn đề hoàn thiện chính sách vấn cần được quan tâm.