TM ·
2 năm trước
 7133

Quy hoạch thêm 4 dự án điện gió, tổng vốn 7.600 tỷ đồng tại Lâm Đồng

Quy hoạch cụm dự án điện gió nêu trên sẽ ảnh hưởng đến hơn 4.500 ha rừng phòng hộ, rừng sản xuất của địa phương nếu căn cứ theo quyết định điều chỉnh quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp và cơ cấu 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng 2016-2025, định hướng đến 2030.

4 nhà máy điện gió sẽ có sản lượng điện phát lên lưới hơn 170 MWh/năm

Cụm dự án nhà máy điện gió Đơn Dương 1, 2, 3 và 3A có tổng công suất gần 200 MW do Công ty cổ phần đầu tư EMI thực hiện. Tổng mức đầu tư dự toán 7.600 tỷ đồng.

Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng ngày 3/3 cho biết, Sở đã báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng để cơ quan này xem xét, trình Bộ Công Thương thẩm định trình Chính phủ phê duyệt, bổ sung Cụm dự án nhà máy điện gió Đơn Dương (huyện Đơn Dương) vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, giai đoạn 2021-2030.

Cụm dự án nhà máy điện gió Đơn Dương 1, 2, 3 và 3A có tổng công suất gần 200 MW do Công ty cổ phần đầu tư EMI thực hiện. Tổng mức đầu tư dự toán 7.600 tỷ đồng.

Các nhà máy điện gió này được khảo sát, xây dựng tại thị trấn D’ran và các xã Lạc Xuân, Ka Đô, P’ró (huyện Đơn Dương), nằm kế bên dự án điện gió Cầu Đất (thành phố Đà Lạt) đang thi công.

Bốn dự án điện gió có công suất hơn 170 MWh/năm với mức đầu tư dự toán 7.600 tỷ đồng. Bốn dự án này sẽ ảnh hưởng đến hơn 4.500 ha rừng phòng hộ.

Theo thống kê, diện tích tối đa cho mỗi nhà máy trên khoảng 32 ha. Kế hoạch, 4 nhà máy điện gió tại huyện Đơn Dương sẽ có 12 trụ tuabin. Mỗi trụ có công suất từ 4-4,2 MW, chiều cao khoảng 100 m, đường kính cánh 150 m. Dự kiến, cụm dự án 4 nhà máy điện gió Đơn Dương sẽ có sản lượng điện phát lên lưới hơn 170 MWh/năm.

Biến vùng chè có giá trị du lịch, cảnh quan thành một đại công trường

Cụm dự án điện gió nêu trên sẽ ảnh hưởng đến hơn 4.500 ha rừng phòng hộ, rừng sản xuất của địa phương nếu căn cứ theo quyết định điều chỉnh quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp và cơ cấu 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng 2016-2025, định hướng đến 2030. Mặt khác, diện tích đất ngoài lâm nghiệp bị ảnh hưởng hơn 800 ha, theo Khảo sát của Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng mới đây cho thấy.

Chính vì vậy, đơn vị khảo sát phải xác định vị trí đặt móng trụ điện gió ở những vị trí không được tác động đến rừng tự nhiên, hạn chế tác động đến việc phát triển rừng trong giai đoạn xây dựng và vận hành cụm nhà máy.

Hiện Lâm Đồng đã có 1 nhà máy điện gió vừa xây dựng vừa vận hành là Nhà máy điện gió Cầu Đất (xã Trạm Hành, TP.Đà Lạt).

Nếu cụm 4 nhà máy điện gió nêu trên được xây dựng thì chỉ riêng khu vực phía đông Đà Lạt sẽ có tới 5 nhà máy điện gió, tổng tuabin phát điện: 36 cái.

Vị trí cụm điện gió Đơn Dương cách khu vực điện gió Cầu Đất chỉ khoảng 4 km theo đường chim bay.

Theo quy hoạch 704 (phê duyệt năm 2014), vùng triển khai cụm nhà máy điện gió Đơn Dương thuộc vùng Đà Lạt, tức Đà Lạt và vùng lân cận, có khí hậu và giá trị địa lý tương đồng Đà Lạt.

Bùi Hằng (T/h)

Nguồn: Kinh tế Môi trường