Chính phủ giao Bộ Công thương chỉ đạo EVN và các cơ quan liên quan đàm phán ký kết hợp đồng mua bán điện với nhà đầu tư đảm bảo chắc chắn và đầy đủ cơ sở pháp lý, hiệu quả kinh tế khi nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam.
Thông tin từ Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Quảng Trị cho biết, cơ quan này vừa xin ý kiến các bộ, ngành về việc doanh nghiệp đến từ Singapore, Trung Quốc muốn góp vốn, mua cổ phần vào một số dự án điện gió ở huyện miền núi Hướng Hóa.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến ngày 25/7/2023, có 17 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp với tổng công suất 832,92MW đã hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại lên lưới.
Phó Thủ tướng nêu rõ hiện nay nhiều dự án điện lớn còn chậm tiến độ, cơ cấu nguồn chưa được cải thiện, phân bổ nguồn chưa phù hợp, một số cơ chế, chính sách huy động nguồn lực đầu tư, giá điện… chưa thực sự phù hợp.
Quy hoạch cụm dự án điện gió nêu trên sẽ ảnh hưởng đến hơn 4.500 ha rừng phòng hộ, rừng sản xuất của địa phương nếu căn cứ theo quyết định điều chỉnh quy hoạch đất sản xuất lâm nghiệp và cơ cấu 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng 2016-2025, định hướng đến 2030.
Có tới 55 địa phương đề xuất thêm nguồn điện (gió, khí) vào quy hoạch phát triển Điện VIII, với tổng công suất hơn 440.000 MW sau khi Chính phủ có công văn, yêu cầu báo cáo tổng hợp bổ sung nguồn điện và lưới điện chưa được phê duyệt.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Việt Nam có có tiềm năng lớn là 1 trong 5 trung tâm điện gió ngoài khơi của thế giới (cùng với Bắc Âu, Mỹ, Đông Á, Nam Mỹ). Do đó, Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố và điều kiện để bứt phá ngành điện gió ngoài khơi.
Phát triển năng lượng tái tạo là một trong những hướng đầu tư được các tỉnh đặt nhiều kỳ vọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, việc đánh đổi diện tích rừng tự nhiên để phát triển các dự án điện gió hiện nay cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.