Thành viên mới

    Thành viên nổi bật

      Tag: carbon rừng

      Bên cạnh việc thành lập sàn giao dịch tín chỉ cácbon trong nước, ngành lâm nghiệp còn nỗ lực xanh hóa, phát triển rừng bền vững từ việc trồng gỗ lớn nhằm hướng tới mục tiêu Net Zero.
      Rừng Việt Nam có thể tạo ra khoảng 50-70 triệu tấn tín chỉ carbon rừng, tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng nếu xuất khẩu thành công. Do đó, nhiều địa phương đã lên kế hoạch khai thác, xuất khẩu tín chỉ carbon rừng.
      Cục Lâm nghiệp cho biết, LEAF/Emergent sẽ thanh toán cho Việt Nam với giá tối thiểu là 10 USD/tấn CO2 khi chuyển nhượng 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026.
      Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi mong muốn WB giúp đỡ nguồn lực ban đầu, cộng với ngân sách Thành phố phát triển thành công thị trường tín chỉ carbon.
      Theo một số ý kiến của chuyên gia về phát triển bền vững, về bản chất, đây là khoản tài trợ Ngân hàng Thế giới (WB) dành cho Việt Nam trong việc bảo vệ rừng, được lượng hóa cụ thể thông qua kết quả giảm phát thải carbon.
      Sáng 8/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Đề án thành lập thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam. Theo đó, việc hình thành thị trường tín chỉ carbon là thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 trên thực tế.
      Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, Việt Nam đã bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB), thu về gần 1.250 tỷ đồng.
      Mục đích đề án nhằm tạo nguồn tài chính bền vững để thực hiện công tác bảo vệ, phục hồi, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên hiện có.
      Văn phòng Chính phủ có Công văn số 3479/VPCP-NN gửi Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Quảng Nam về việc đồng ý về chủ trương cho Quảng Nam lập Đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng từ giảm phát thải khí nhà kính.