Bích Ngọc ·
1 tuần trước
 9771

Tại sao mục tiêu hạ nhiệt giá vàng thông qua đấu thầu khó thành công?

Ngày 23/4, sau 11 năm tạm dừng Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức đấu thầu vàng miếng. Tuy vậy, thực tế cho thấy doanh nghiệp không mấy mặn mà khi chỉ có 2 đơn vị trúng thầu với 3.400 lượng trên tổng số 16.800 lượng vàng miếng chào thầu.

Về kết quả đấu thầu, theo đánh giá của giới chuyên, số lượng thành viên cũng như khối lượng vàng trúng thầu thấp trong phiên ngày 23/4 là điều bình thường.

Việc mua vào với mức sát thị trường trong khi giá vàng thế giới đang có chiều hướng đi xuống, tức biên lợi nhuận thấp, khiến nhiều đơn vị lo ngại rơi vào thế bất lợi.

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.

Theo đó, với tình hình giá vàng giảm liên tục như hiện nay, rất ít công ty vàng có can đảm để "ôm" một lúc 1.400 lượng vàng.

Trả lời trên Báo Nhân dân, ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đánh bên cạnh yếu tố giá, việc tham gia đấu thầu phải mua tối thiểu 1.400 lượng vàng SJC cũng khiến cho doanh nghiệp cân nhắc thận trọng. Bởi giá vàng thế giới hai ngày gần đây đi xuống cho thấy mua vào lúc này không thuận lợi.

Chia sẻ quan điểm trên Báo Tiền phong, ông Huỳnh Trung Khánh cố vấn Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam cũng cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng ở thời điểm này và lại yêu cầu số lượng mua tối thiểu là 1.400 lượng cũng khiến các đơn vị tham gia đấu giá hết sức cân nhắc.

Vì 1.400 lượng vàng miếng SJC ở thời điểm này tương đương hơn 113 tỷ đồng. Bởi giá thế giới hai ngày hôm nay đi xuống cho thấy mua vào lúc này không thực sự thuận lợi. Bỏ ra số tiền khổng lồ nếu trúng thầu nhưng không biết có tiêu thụ kịp không, vì sức mua của thị trường lúc này rất yếu.

Với giá trúng thầu chỉ thấp hơn thị trường hơn 1 triệu đồng/lượng, ông Khánh đánh giá không thể làm hạ nhiệt thị trường ngay được.

Theo ông Khánh, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải đấu thầu 4 - 5 phiên tiếp theo. Tuy vậy, giá cọc sẽ phải thấp hơn nữa mới hấp dẫn các đơn vị bỏ thầu. Việc đấu thầu chỉ là giải pháp tình thế còn về lâu dài vẫn phải cho nhập vàng nguyên liệu để tăng nguồn cung vàng nhẫn, trang sức.

Giá vàng bật tăng sau phiên đấu thầu ế khách

Ghi nhận vào sáng nay (24/4), giá vàng miếng SJC được doanh nghiệp niêm yết mức 81,8-83,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 800.000 đồng chiều mua và 500.000 đồng chiều bán so với giá đóng cửa phiên trước đó. Chênh lệch 2 chiều mua - bán nới từ 2 triệu đồng lên 2,5 triệu đồng.

Ở Việt Nam, giới phân tích trong nước nhận định, trong bối cảnh nhiều kênh đầu tư chưa ổn định, rủi ro cao, ví như bất động sản chưa khởi sắc, chứng khoán bập bềnh, lãi suất ngân hàng ở mức thấp… thì tâm lý mua vàng để tìm lợi nhuận của người dân càng tăng, nhất là trong bối cảnh lực cầu tăng, nguồn cung khan hiếm như hiện tại thì khó khiến giá vàng hạ nhiệt ngay được.

Chuyên gia cho rằng, việc tăng cung vàng miếng thông qua đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước có thể làm cho giá vàng trong nước bớt chênh lệch so với giá vàng thế giới, nhưng sẽ chỉ mang tính chất tình thế ngắn hạn, giải quyết vấn đề cấp bách trước mắt.

Với giải pháp này trong trung và dài hạn, chắc chắn việc đấu thầu vàng sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế, ngoài ra, còn có thể gây nên nhiều hệ lụy khác. Bởi hiện nay không biết nhu cầu vàng mà người dân cần là bao nhiêu. Thứ hai, nếu Ngân hàng Nhà nước  tiếp tục tung vàng ra thị trường như vậy vô hình chung sẽ khiến người dân đổ xô đi mua vàng để đầu cơ.

Nhất là, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều bất ổn, thay đổi thất thường như hiện nay, thì theo dự báo, xu hướng giá vàng sẽ tiếp tục tăng lên đến 3000 USD/ounce. Vì thế người dân sẽ có tâm lý là càng mua sớm bao nhiêu thì càng có nhiều cơ hội đầu cơ kiếm lời bấy nhiều.

Như vậy, nếu tiếp tăng nguồn cung vàng ra thị trường sẽ là hình thức khuyến khích, tiếp tay cho người dân đầu cơ vào vàng và có thể sẽ xảy ra tình trạng "vàng hóa” nền kinh tế và đây không phải vấn đề tích cực cho nền kinh tế.

Theo Tạ Ngọc/ Diễn đàn sự thật

https://www.facebook.com/groups/4054824701243922/posts/7702643139795375