Bích Hải ·
2 năm trước
 3280

Tái sinh rừng tự nhiên bị tổn thương: Bài toán cấp bách

Nhằm khôi phục 350 triệu ha đất bị suy thoái và mất rừng vào năm 2030 thì tái sinh rừng tự nhiên là việc thực sự cần thiết.

Sự suy tàn của những cánh rừng, tình trạng phá rừng ở mức báo động là hồi chuông thôi thúc nhiều sáng kiến và quan điểm ủng hộ trồng cây và tái trồng rừng. 

Nghiên cứu cho thấy tái sinh rừng là một kỹ thuật quan trọng trong bộ công cụ phục hồi hệ sinh thái, một giải pháp dựa vào tự nhiên, vừa hiệu quả về chi phí để khôi phục hàng triệu ha đất, vừa cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái – như nước sạch và đất lành – mà mọi người cần để phát triển.

Các sáng kiến đều ​​có phạm vi rất xa và rộng, từ việc thiết kế các ứng dụng trồng cây cho người dùng cho đến các nỗ lực quốc tế quy mô như Thách thức Bonn với mục tiêu phục hồi 350 triệu ha rừng vào năm 2030 hay cam kết trồng 210 triệu ha cây xanh của các chính phủ và cơ quan trên thế giới.

Tái sinh rừng tự nhiên có hỗ trợ bao gồm một loạt các hoạt động nhằm đẩy nhanh, làm giàu hoặc khuyến khích rừng tái sinh tự nhiên.

Đây là cách tiếp cận linh hoạt có thể giúp đạt được nhiều mục tiêu: Từ khôi phục các vùng đệm xung quanh các khu bảo tồn đến việc tạo ra các hành lang sinh học (nơi các loài chim và thú rừng có thể tự do đi lại) và các khu rừng thứ sinh đa dạng (nơi hỗn hợp của các loài cây thương mại và bản địa được trồng và thu hoạch bền vững).

trồng cây

Để đẩy nhanh tái sinh rừng tự nhiên rất cần sự tác động tích cực từ con người. (Ảnh minh họa)

Thời gian để rừng mọc lại một cách tự nhiên chuyển thành mức độ đa dạng sinh học với các loài thực vật bản địa thường cho kết quả cao hơn khi tái sinh tự nhiên. Một nghiên cứu cho thấy rừng tái sinh tự nhiên chứa nhiều đa dạng sinh học hơn về thực vật, chim, động vật không xương sống và cấu trúc thảm thực vật được phục hồi tốt hơn so với rừng trồng ở các vùng nhiệt đới.

Hiệp ước phục hồi rừng Đại Tây Dương của Brazil là một ví dụ tuyệt vời mà các quốc gia có thể học hỏi khi xem xét việc áp dụng tái sinh rừng tự nhiên trên quy mô rộng. Đây là một phần quan trọng trong chiến lược khôi phục 15 triệu ha đất bạc màu vào năm 2050. Và hiện có tới 740.000 ha đang được tái sinh tự nhiên và phục hồi tích cực.

Mô hình mà các nhà nghiên cứu xây dựng cho rừng Đại Tây Dương cho thấy biến số quan trọng nhất là khoảng cách từ vị trí tự tái sinh đến tàn tích rừng: Nhóm phát hiện ra rằng khoảng 90% các khu vực tái sinh tự nhiên nằm trong phạm vi 192 m của các khu vực có rừng khác.

gỗ

Những hoạt động khai thác gỗ của con người làm hủy hoại môi trường rừng. (Ảnh minh họa)

Quá trình tái sinh rừng tự nhiên có thể tự diễn ra. Hãy nghĩ đến những khu rừng gỗ cứng ở miền Đông Hoa Kỳ gần như bị phá sạch hoàn toàn vào giữa những năm 1800 để lấy gỗ và đất trồng trọt nhưng hiện đã tái sinh đến mức bạn có thể quên đi quá khứ vì nghĩ rằng nhiều diện tích trong số đó là rừng nguyên sinh.

Quá trình tái sinh tự nhiên cũng có thể tự diễn ra chỉ đơn giản bằng cách con người sống chậm lại và để cây cối phát triển. Nhưng tái sinh sẽ hiệu quả hơn nếu được hỗ trợ của con người bằng các biện pháp như dựng hàng rào, giải quyết các áp lực dẫn đến khai thác gỗ cũng như các xáo trộn khác. 

Tái sinh rừng tự nhiên có thể giúp các quốc gia đạt được các cam kết về khí hậu quốc gia, đa dạng sinh học và phục hồi, đồng thời mang lại giá trị giải trí, nước sạch và cơ hội kinh tế từ các sản phẩm dược liệu, xây dựng, thực phẩm và thủ công từ rừng tái sinh.

 Nguồn