Bích Hải ·
3 năm trước
 3373

Tạp chí Kinh tế Môi trường đứng thứ 4 về tuyên truyền chống ô nhiễm rác thải nhựa

Theo Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số Quốc gia, từ đầu năm đến nay, Tạp chí Kinh tế Môi trường đứng thứ 4 trong số 20 cơ quan báo, tạp chí điện tử đăng tải nhiều tin bài nổi bật tuyên truyền giảm thiểu rác thải nhựa.

Nhằm nâng cao kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm viết bài tuyên truyền về chính sách pháp luật của Nhà nước trong quản lý rác thải nhựa cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, Ban Quản lý dự án về “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương” tại Việt Nam, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) tổ chức buổi tập huấn với chủ đề: “Nâng cao năng lực truyền thông báo chí trong quản lý rác thải nhựa”.

Theo thống kê của Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số Quốc gia trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2021 đến ngày 1/10/2021 có 20 cơ quan báo, tạp chí điện tử đăng tải nhiều bài nổi bật về tuyên truyền giảm thiểu rác thải nhựa, cụ thể (xếp theo thứ tự):

Tài nguyên và Môi trường (162 bài); Tiền phong (85 bài); Môi trường và Đô thị (84 bài); Kinh tế Môi trường (73 bài); baotuyenquang.com.vn (59 bài);

Báo Quảng Ninh (57 bài); Đảng Cộng sản Việt Nam (56 bài); Việt Nam Plus (53 bài); Báo Tin tức (48 bài); moitruong.com.vn (47 bài); Nhân dân (41 bài); Kinh tế Đô thị (41 bài); baobinhdinh.com.vn (41 bài); Dân Trí (38 bài); Doanh Nghiệp & Thương Hiệu (37 bài); Đà Nẵng Online (36 bài) ; baovemoitruong.org.vn (36 bài); Phụ Nữ Việt Nam (36 bài); Thanh niên (35 bài); Báo Phú Yên (34 bài).

Bên cạnh đó, các khách mời cũng thảo luận rõ hơn về công tác báo chí và truyền thông trong quản lý rác thải nhựa; Khó khăn, thách thức trong công tác tuyên truyền và kỹ năng khai thác đề tài về quản lý rác thải nhựa đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân; Chia sẻ kinh nghiệm truyền thông trong chính sách rác thải nhựa.

vtc

Toàn cảnh tập huấn Tập huấn "Nâng cao năng lực truyền thông báo chí về quản lý rác thải nhựa”. Ảnh: VTC New

Phát biểu tại buổi tập huấn, ông Đặng Khắc Lợi - Phó Cục trưởng Cục Báo chí chia sẻ về vấn đề trách nhiệm của báo chí đối với tuyên truyền giúp giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.

Theo đó, thông qua các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền về các nội dung này, đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí nắm bắt được kiến thức cơ bản nhất về vấn đề, nắm thêm các thông tin về thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam và thế giới, tác động của rác thải nhựa với môi trường – động vật – con người trong từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, họ chia sẻ, nắm bắt các kỹ năng nghiệp vụ như kiểm chứng thông tin, cách thức đưa tin, hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực, hiệu quả truyền thông trong quản lý rác thải nhựa.

vtc

Ths. Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại buổi tập huấn. Ảnh: VTC New

Trong công tác truyền thông, yếu tố quan trọng nhất là thông tin. Để truyền thông đạt hiệu quả cao, thông tin phải đảm bảo tính cập nhật, chính xác và hấp dẫn. Thông tin được khai thác từ các hội nghị, hội thảo chuyên ngành về quản lý sản xuất, sử dụng, xử lý rác thải nhựa và từ thực tế trải nghiệm của các phóng viên, biên tập viên.

Về khía cạnh nghiệp vụ, kỹ năng khai thác đề tài liên quan đến quản lý rác thải nhựa, Thạc sĩ Trần Thị Hoa Mai - giảng viên khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - nêu lên những khó khăn, thách thức trong công tác tuyên truyền về rác thải nhựa hiện nay.

tuyên truyền rác thải nhựa

Thạc sĩ Trần Thị Hoa Mai nêu lên những khó khăn, thách thức trong công tác tuyên truyền về rác thải nhựa hiện nay.

Theo bà Mai, báo chí góp phần nâng cao hiệu quả hiểu biết và thay đổi hành vi của người dân trong môi trường hiện đại. Nếu như báo chí nhấn mạnh vào thông tin mang tính chất cảnh báo đe doạ, u ám với tần suất quá cao thì sẽ tạo nên tâm lý bi quan. Báo chí cần nhấn mạnh vào các giải pháp khả thi; đặc biệt những điều nhỏ nhặt mà người dân tham gia sẽ làm lan toả thông điệp mới mẻ tới mọi người. 

Báo chí cần tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi sai phạm, đảm bảo sự kịp thời, khách quan, trung thực; Nêu những cái xấu, tiêu cực, góp phần giúp người dân nâng cao ý thức, tầm nhìn trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên; Đặc biệt nâng cao, lan tỏa những hình ảnh đẹp về việc bảo vệ môi trường, hệ sinh thái.

Nguồn