Tập đoàn Apec là đơn vị chyên về bất động sản nghỉ dưỡng với hàng loạt dự án trải dài từ Bắc đến Nam
Mới đây, Công ty Cổ phần Công ty cổ phần Tập đoàn Apec group (Tập đoàn Apec) tiếp tục phát hành trái phiếu riêng lẻ với lãi suất lên đến 13%/năm, nhận lãi trực tiếp qua thẻ ATM. Đây là mức lãi suất khiến thị trường ồn ào.
Ở thời điểm phát hành, đây là trái phiếu có tài sản đảm bảo có lãi suất cao nhất thị trường trái phiếu bất động sản hiện tại, được tổ chức phát hành cam kết mua lại sau tối thiểu 1 năm nắm giữ. Thành viên tập đoàn APEC Group, công ty IDJ Việt Nam cũng phát hành trái phiếu Ibond với lãi suất tương tự 13%.
Theo lời quảng bá, lô trái phiếu đợt này có thanh khoản cao (rút tiền bất kỳ lúc nào sau 3 tháng kể từ ngày phát hành), thủ tục nhanh gọn. Chỉ cần mua trái phiếu 100 nghìn là đã có thể phát sinh giao dịch. Tuy nhiên, theo Vietnamfinance, có một vấn đề là lô trái phiếu này hoàn toàn không có tài sản đảm bảo.
Cụ thể, theo bảng lãi suất do doanh nghiệp này cung cấp thì trái phiếu kỳ hạn 24 tháng là 11%/năm, 36 tháng có lãi suất lên tới 13%/năm. Với trái phiếu có lãi suất 13%/năm, nhà đầu tư không được bán trước hạn. Đây là các lô trái phiếu được phát hành riêng lẻ, là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo.
Đây là các lô trái phiếu được phát hành riêng lẻ, là loại trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo
Biết rằng, đối với trái phiếu được bảo đảm bằng tài sản, khi doanh nghiệp phát hành không trả được nợ lãi, gốc trái phiếu thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý để thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm của trái phiếu theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Điều này được quy định tại Điều 17, khoản 2 Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020.
Vậy nên, câu hỏi là với lô trái phiếu trái phiếu riêng lẻ với lãi suất lên đến 13%/năm sẽ tiêm ẩn rủi ro gì cho các nhà đầu tư? Nếu tình hình sản xuất kinh doanh tốt, thị trường bất động sản diễn biến thuận lợi thì doanh nghiệp có thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà đầu tư khi sở hữu trái phiếu.
Nhưng ở trường hợp ngược lại, nếu cứ đẩy lãi suất lên cao để huy động trái phiếu với khối lượng lớn, khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn hoặc thị trường bất động sản gặp khó khăn thì rủi ro rất lớn cho bản thân doanh nghiệp, cũng như tổ chức tín dụng và nhà đầu tư trái phiếu do doanh nghiệp không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ.
Với lô trái phiếu có tài sản đảm bảo, khi doanh nghiệp phát hành không trả được nợ trái phiếu thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý để thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Vậy, với lô trái phiếu không có tài sản đảm bảo thì nhà đầu tư sẽ đối mặt với những rủi ro gì trong hoàn cảnh xấu nhất xảy ra? Và mức lãi suất cao như hiện nay gây sức ép trả nợ lên nhà phát hành như thế nào?
Được biết, đây không phải lần đầu tiên Tập đoàn Apec phát hành trái phiếu lãi suất cao. Trước đó, APEC đã có tiếng là “chịu chi” khi năm 2020 áp dụng lãi suất đến 18%/năm cho lô trái phiếu 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, kết quả phát hành cho thấy, không có nhiều nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu này, chỉ có khoảng 8 tỷ đồng được đặt mua.