Quy định của chính quyền địa phương nhằm giúp các cư dân nước ngoài tránh mắc lỗi khi vứt rác, việc có thể gây căng thẳng với hàng xóm xung quanh.
Theo quy định, phân loại rác thải được viết bằng tiếng Việt, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Tagalog (tiếng Philippines) và tiếng Hàn Quốc bên cạnh tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Nhật như hiện nay.
Việc này nhằm phổ biến nhiều hơn tới cư dân người nước ngoài về quy định phân loại rác ở Nhật Bản, vốn được xem là khá phức tạp và dễ gây nhầm lẫn, đặc biệt là với những người mới đến hoặc hạn chế về ngôn ngữ.
Rác phải được phân loại, xử lý và sắp xếp theo chuẩn nhất định mới được thu gom, và mỗi loại rác chỉ được thu gom vào ngày cụ thể trong tuần.
Quy tắc phân loại và lịch trình đổ rác được chính quyền từng địa phương đặt ra.
Hiện nay tại Nhật, rác thường được phân loại thành 4 hạng mục chính gồm rác cháy được, rác không cháy được, rác tái chế và rác quá khổ. Tuy nhiên quy tắc phân loại và lịch trình đổ rác được chính quyền từng địa phương đặt ra cũng cũng không có một quy định thống nhất nào trên toàn quốc.
Khi chuyển đến một địa phương mới ở Nhật, người dân sẽ cần đến văn phòng thành phố để đăng ký thông tin cư dân. Giới chức sẽ cung cấp một gói thông tin tổng hợp, trong đó có hướng dẫn, quy tắc, lịch thu gom chi tiết từng loại rác đã phân loại trong khu vực. Thông tin này có sẵn trên các website địa phương, có thể được dịch ra nhiều ngôn ngữ.
Tại thị trấn Kamikatsu ở tỉnh Tokushima, người dân còn được yêu cầu chia rác thành 45 loại với 13 hạng mục nhằm tái chế toàn bộ rác. Khi nhân viên thu gom phát hiện rác phân loại không phù hợp hoặc đem đến điểm thu gom không đúng thời gian, họ có quyền từ chối tiếp tục và dán phiếu nhắc nhở.
Nhiều thành phố Nhật Bản cũng yêu cầu người dân cho rác vào từng túi nhất định được mua ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi để thu gom. Chúng có nhiều kích cỡ, có màu sắc riêng biệt để phân loại từng hạng mục rác.
GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Trưởng ban nghiên cứu khoa học, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho rằng, rác liệu có thể tái chế, tái sử dụng và có thể gây tác hại nghiêm trọng khi không được thu gom, xử lý đúng cách hay không cũng là vấn đề cần thảo luận thêm. “Rác có thể tái sử dụng nếu được thu hồi, đem về cơ sở để làm sạch, sử dụng lại (các chai bia, chai nước ngọt thủy tinh), loại có thể tái chế (giấy, nhựa, kim loại) có thể thu gom đưa về các khu tái chế. Hiện chúng ta có nhiều khu vực tái chế, làng nghề tái chế đang hoạt động. Tuy nhiên, có thể xảy ra nhiều vấn đề môi trường khác tại các cơ sở, làng nghề tái chế nên phải nhận biết sớm và tìm cách giải quyết”, GS.TS Hoàng Xuân Cơ nói. |