Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 cho thấy, Bamboo Airways đã ghi nhận doanh thu thuần 11.7 ngàn tỷ đồng, so với cùng kỳ gấp 3.3 lần, tuy nhiên vẫn lỗ gộp 3.2 ngàn tỷ đồng. So sánh Vietnam Airlines và Vietjet, mức lỗ gộp này còn cao hơn trong khi Vietnam Airlines lỗ 2,625 tỷ và Vietjet lỗ 1,993 tỷ.
Đáng chú ý, so với cùng kỳ chi phí quản lý doanh nghiệp của Bamboo Airways tăng gấp 80 lần (lên gần 12.8 ngàn tỷ đồng trong năm 2022). Báo cáo cho thấy, khoản này chưa được thuyết minh, tuy vậy có nhiều khả năng đến từ việc trích lập dự phòng các khoản phải thu.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet.
Theo đó, hãng hàng không này ghi nhận trích lập dự phòng 9.7 ngàn tỷ đồng với khoản phải thu ngắn hạn ngắn hạn khó đòi và trích lập 2.8 ngàn tỷ đồng khoản phải thu dài hạn khó đòi.
Việc phải trích lập quá lớn khiến trong năm 2022 hãng hàng không này lỗ ròng 17.6 ngàn tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 2.3 ngàn tỷ.
Đến năm 2023, Bamboo Airways đã có bức tranh kinh doanh tươi sáng hơn. Tại cuộc họp bất thường trước đó, lãnh đạo Bamboo Airways tiết lộ trong quý 1/2023 hãng hàng không đã gần về mức hòa vốn.
Được biết, Bamboo Airways dự kiến đặt kế hoạch tăng trưởng kinh doanh trên hai con số (khoảng 15-20% tùy diễn biến thị trường). Hãng cũng đang cân nhắc và tính toán các kịch bản để tăng đội bay, mở rộng mạng bay cũng như nâng cao hiệu quả khai thác nhằm bắt kịp đà hồi phục.
Bên cạnh đó sẽ tiếp tục hoàn thiện tần suất khai thác và mở thêm các đường bay mới, tập trung vào các thị trường mục tiêu như: châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Australia. Cùng với đó, Bamboo Airways cũng sẽ đề nghị Chính phủ chấp thuận điều chỉnh chủ trương cho phép tăng đội tàu bay (lên trên 30 chiếc).
Áp lực về thanh khoản
Nhìn vào bảng cân đối kế toán có thể thấy áp lực về thanh khoản của hãng hàng không này.
Bamboo Airways ghi nhận tài sản ngắn hạn 10.4 ngàn tỷ đồng vào cuối năm 2022, so với đầu năm giảm mạnh. Trong đó, tiền mặt còn 85 tỷ đồng, chứng khoán kinh doanh là 6.3 ngàn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, khoản phải thu ngắn hạn giảm (về mức 3.6 ngàn tỷ đồng), nguyên nhân chủ yếu là do ghi nhận trích lập dự phòng 9.7 ngàn tỷ đồng. Hãng hàng không này còn có 5.6 ngàn tỷ đồng khoản phải thu dài hạn và đã trích lập 2.8 ngàn tỷ đồng.
Ở bên kia bảng cân đối, nợ ngắn hạn tăng mạnh (lên 17.3 ngàn tỷ đồng), trong đó có vay nợ thuê tài chính ngắn hạn là 10.1 ngàn tỷ. Vốn chủ sở hữu giảm mạnh từ 16.8 ngàn tỷ đồng xuống âm 836 tỷ đồng.
Với áp lực lớn về thanh khoản, Bamboo Airways dự định phát hành 1.15 tỷ cp nhằm tăng vốn lên 30,000 tỷ đồng. Trong đó, bao gồm 772 triệu cp dành cho các chủ nợ hoán đổi thành cổ phần, số cổ phiếu còn lại 378 triệu cp dành cho các nhà đầu tư chiến lược.
Nhiều vị trí trong ban điều hành được thay đổi?
Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2023 cho thấy, HĐQT Bamboo Airways đã nhận được đơn xin từ nhiệm thành viên HĐQT của những ông Nguyễn Ngọc Trọng, Doãn Hữu Đoàn, Lê Bá Nguyên, Lê Bá Nguyên và ông Nguyễn Mạnh Quân. Chính vì thế, tại đại hội ngày 21/06 sắp tới Công ty sẽ bầu thành viên HĐQT mới nhiệm kỳ 2023-2028.
Gần đây hơn, trong quá trình chuyển giao sang nhà đầu tư mới doanh nghiệp đã có một số thay đổi ở vị trí lãnh đạo. Ở vị trí Tổng Giám đốc, từ tháng 5/2023 ông Nguyễn Minh Hải được bổ nhiệm thay thế cho ông Nguyễn Mạnh Quân. Ông Hải từng giữ nhiều chức vụ quan trọng ở Vietnam Airlines.
Ngoài ra, hai cựu lãnh đạo Japan Airlines cũng được kỳ vọng góp mặt ở Bamboo Airways. Ông Hideki Oshima - cựu Giám đốc khối Quan hệ quốc tế và liên minh hàng không của Japan Airlines sẽ tham gia HĐQT Bamboo Airways và ban điều hành. Cùng với đó ông Masaru Onishi - cựu Chủ tịch Japan Airlines sẽ giữ vai trò Cố vấn cao cấp cho HĐQT Bamboo Airways.