Các nghiên cứu trước đây cho thấy con người thường tập trung vào tính chủ ý trong hành động. Ở hầu hết các quốc gia, luật pháp đều tách biệt tội cố ý giết người và tội ngộ sát thành hai trường hợp khác nhau. Cụ thể hơn, thẩm phán sẽ phải xem xét trường hợp giết người đó có phải do cố tình hay chỉ là một tai nạn sơ xuất. Trong nỗ lực mới này, các nhà nghiên cứu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi xem liệu tinh tinh có những phán đoán tương tự hay không?
Trong thí nghiệm thứ nhất, tinh tinh được dạy đưa một đồ vật cho người huấn luyện để đổi lấy một món ăn chúng yêu thích. Tuy nhiên, để thực hiện quan sát này, thỉnh thoảng họ sẽ đưa một món ăn ít được mong đợi hơn và thể hiện cho tinh tinh thấy rằng một số trường hợp người huấn luyện không có lựa chọn nào khác nhưng một số lần khác thì có.
Thí nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra xem tinh tinh có khả năng phán đoán chủ đích của người huấn luyện viên không – liệu người huấn luyện có phải cố ý đưa ra ít đồ ăn hoặc đồ ăn không ngon cho chúng hay sự việc này nằm ngoài tầm kiểm soát của người huấn luyện viên.
Quan sát phản ứng của tinh tinh, các nhà khoa học nhận thấy rằng chúng có nhận thức rõ ràng trong việc được ít đồ ăn hoặc đồ ăn không ngon là cố ý hay ngoài khả năng của người huấn luyện. Khi huấn luyện viên hiển nhiên có thể cung cấp cho chúng một bữa ăn hậu hĩnh hơn nhưng lại không lựa chọn vậy, tinh tinh đáp lại bằng cách nhổ nước bọt vào họ.
Sang thí nghiệm thứ hai, huấn luyện viên cũng đưa ra những thức ăn tương tự, nhưng lần này, một huấn luyện viên khác giấu đi một phần thức ăn ngon ở nơi người huấn luyện viên thứ nhất không thấy, nhưng tinh tinh có thể thấy được. Khi rõ ràng rằng huấn luyện thứ nhất không biết chuyện gì xảy ra, những con tinh tinh vẫn cư xử bình thường giống nhau trong cả hai trường hợp được đưa thức ăn được ưa thích và không được ưa thích mấy.
Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa tới kết luận rằng loài tinh tinh có khả năng nhận thức và phán đoán xem người khác có cố tình làm sai hay không.