1. Gia tộc Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan
Trước tiên phải kể tới Trương gia tộc với tập đoàn Vạn Thịnh Phát chính là một cái tên khiến nhiều người phải kiêng dè. Đây là một trong số những gia tộc giàu có lâu đời ở Việt Nam, người đứng đầu Vạn Thịnh Phát là bà Trương Mỹ Lan. Nhắc đến bà Trương Mỹ Lan người ta vẫn thường nhắc đến danh xưng nữ tướng quyền lực trong gia tộc với nhiều năm liền nằm trong top nữ doanh giàu có.
Doanh nhân Trương Mỹ Lan tên thật là Trương Muội sinh năm 1959. Được biết, bà là doanh nhân người Việt gốc Hoa và là người sáng lập viên và hiện tại đang nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Công ty Vạn Thịnh Phát (VTP Holdings Group), doanh nghiệp đang sở hữu nhiều khu đất vàng tại TP.HCM.
Bà có chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Hồng Kông. Họ có với nhau một người con gái chung là Chu Duyệt Phấn (Elizabeth Chu) và là Chủ tịch ZS Hospitality Group.
Năm 1992 Vạn Thịnh Phát được bà Trương Mỹ Lan thành lập, đến nay doanh nghiệp này có vốn điều lệ 13.000 tỷ đồng.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng các công ty con hiện sở hữu nhiều dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại TP.HCM như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton,..
Ngoài bà Trương Mỹ Lan, gia tộc họ Trương còn hai doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản là cha đẻ – ông Trương Chí Trung và cháu – Trương Huệ Vân (sinh năm 1988), được công chúng biết đến là vợ của ca sĩ Thanh Bùi.
Tuy sở hữu gia thế khủng và nắm giữ nhiều vị trí trọng yếu tại các dự án vàng đến cả doanh nghiệp thuộc hàng bậc nhất tại Việt Nam thế nhưng đời tư của Gia tộc nữ Đại gia họ Trương rất kín tiếng. Những thông tin mà báo chí biết về nữ đại gia này phần lớn là thương vụ thâu tóm hàng loạt của Vạn Thịnh Phát đến những hoạt động xã hội nổi bật của nữ Chủ tịch VTP Holdings.
Ngày 8/10, Trung tướng Tô Ân Xô - chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Đồng thời C03 ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan. Bà Lan bị điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân trong thời gian 2018 - 2019.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh tố tụng nêu trên. Cơ quan điều tra cũng thực hiện khám xét nơi ở, nơi làm việc của chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Nữ đại gia Trương Mỹ Lan.
2.Gia đình doanh nhân Đặng Văn Thành và tập đoàn Thành Thành Công
Tiếp theo là gia đình doanh nhân Đặng Văn Thành – Huỳnh Bích Ngọc cùng 4 người con gồm: Đặng Hồng Anh, Đặng Huỳnh Ức My, Đặng Huỳnh Anh Tuấn, và Đặng Huỳnh Thái Sơn hiện đang nắm cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp mía đường lớn bậc nhất cả nước là CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (SBT), CTCP Đường Biên Hòa (BHS), CTCP Đầu tư Thành Thành Công (TTC).
Bà Huỳnh Bích Ngọc là Chủ tịch HĐQT tại SBT, Phó Chủ tịch HĐQT tại TTC. Bên cạnh đó, “Công chúa mía đường” Đặng Huỳnh Ức My hiện là Chủ tịch HĐQT tại TTC và Phó Chủ tịch HĐQT tại SBT.
Tuy ông Đặng Văn Thành hiện không trực tiếp điều hành các doanh nghiệp kể trên thế nhưng cá nhân ông đang sở hữu lượng lớn cổ phiếu SBT và GEG của CTCP Điện Gia Lai. Các thành viên trong gia đình ông Thành cũng đang sở hữu lượng lớn cổ phần tại những doanh nghiệp này và Sacomreal, Tổng Công ty Tín Nghĩa với tổng giá trị tài sản khoảng 7.000 tỷ đồng
Ông Đặng Văn Thành cùng vợ và hai người con nổi tiếng, Đặng Hồng Anh - Đặng Huỳnh Ức My.
3. Gia tộc nhà Trầm Bê: Đại gia một thời trong ngành ngân hàng
Đại gia Trầm Bê mặc dù vướng vòng lao lý do những sai phạm trong kinh doanh nhưng vẫn đang đứng thứ 150 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán với khối tài sản trị giá hơn 900 tỷ đồng.
Được biết, ông Trầm Bê sở hữu lượng lớn cổ phiếu STB của Sacombank và BCI của Xây dựng Bình Chánh.
Không chỉ ông Trầm Bê, trong danh sách này 3 người con của ông cũng góp mặt, trong đó ông Trầm Trọng Ngân đứng thứ 56 với khối tài sản trị giá hơn 3.000 tỷ đồng. Hai người còn lại là Trầm Khải Hòa và Trầm Thuyết Kiều hiện sở hữu lượng cổ phiếu STB trị giá hơn 2.000 tỷ đồng.
Từ năm 1999, ông Trầm Bê từng giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCI), sau đó rời khỏi vị trí này vào năm 2016.
Ông Trầm Bê cùng 3 người con.
4. Gia đình "Vua giày dép" Vưu Khải Thành
Gia đình doanh nhân gốc Hoa Vưu Khải Thành thành lập Biti’s từ những năm đầu thập niên 80. Tiền thân của Biti’s là 2 tổ hợp sản xuất Bình Tiên và Vạn Thành năm 1982 tại đường Bình Tiên, quận 6, Tp.HCM với 20 công nhân chuyên sản xuất các loại dép cao su đơn giản.
Biti's chuyển hướng tập trung sang thị trường nội địa vào đầu thập niên 1990 và gây được thiện cảm của người dùng Việt nhờ câu “Nâng niu bàn chân Việt”.
Theo Forbes Việt Nam, Biti’s là thương hiệu được định giá hơn 17 triệu USD. Tuy nhiên, người góp phần nâng tầm thương hiệu này không phải doanh nhân Vưu Khải Thành mà là con gái của ông, Vưu Lệ Quyên.
Hiện Vưu Lê Quyên đang nắm giữ chức vụ CEO của Biti’s, còn ông Vưu Khải Thành là Chủ tịch HĐQT công ty.
Ông Vưu Khải Thành.
5. Gia đình “Vua gốm sứ” Lý Ngọc Minh
Minh Long là thương hiệu lớn không chỉ ở Việt Nam mà còn gây tiếng vang trên thế giới và được mệnh danh là công ty gốm sứ số 1 Việt Nam. Thành lập bởi doanh nhân gốc Hoa Lý Ngọc Minh (sinh năm 1953) và một người bạn là Dương văn Long vào năm 1970, lấy tên ghép lại từ tên của hai cổ đông sáng lập sản phẩm Minh Long hiện đã có mặt tại nhiều quốc gia.
Sau này, ông Dương Văn Long đi theo hướng sứ công nghiệp, còn ông Lý Ngọc Minh đi theo hướng gốm sứ mỹ nghệ từ đó Minh Long tách ra thành Minh Long 1 và Minh Long 2.
Hiện nay Thương hiệu Minh Long của ông Lý Ngọc Minh đã phủ sóng trên mọi phân khúc thị trường.
Ông Lý Ngọc Minh.
Được biết, trong gia đình không phải chỉ ông Minh người duy nhất theo đuổi nghiệp gốm sứ. Những người em của ông cùng con cái cũng theo đuổi nghiệp kinh doanh. Em kế ông là Lý Ngọc Bạch thành công khi chuyển sang sản xuất gốm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của đối tác Nhật Bản và IKEA, em gái cùng mẹ khác cha Phùng Thị Vạn chuyên cung cấp nguyên liệu cho ngành gốm sứ.