Khánh An ·
2 năm trước
 3309

Trong tháng 5/2021, 157 cá thể động vật hoang dã đã được giải cứu, mong rằng sẽ không phải giải cứu thêm bất kì cá thể nào nữa

Thế nhưng, điều mà ai cũng mong mỏi, là làm sao để tuyên truyền giáo dục nhận thức để không còn phải "giải cứu" thêm một cá thể động vật hoang dã nào nữa?

Thông tin từ Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) cho biết trong tháng 5/2021, đơn vị này đã ghi nhận có 299 vụ việc vi phạm về động vật hoang dã được xử lý thành công, với hơn 200 vụ việc vi phạm trên Internet, giúp giải cứu nhiều cá thể động vật hoang dã (chủ yếu là các loài rùa hoang dã).

157 cá thể động vật hoang dã được giải cứu nhờ việc thông báo vi phạm từ những người dân thông qua đường dây nóng của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên, cũng như sự hành động quyết liệt của các cơ quan chức năng.

Trong đó, 157 cá thể động vật hoang dã được giải cứu bao gồm 127 cá thể rùa (2 cá thể rùa biển và 125 cá thể rùa cạn và rùa nước ngọt), 16 cá thể khỉ, 5 cá thể chim hoang dã, 4 cá thể cu li, 2 cá thể mèo rừng, 2 cá thể rắn hổ mang chúa và 1 cá thể gấu.

giải cứu động vật hoang dã

Hai cá thể rùa quý hiếm. (Ảnh: TTXVN)

Sau khi tiếp nhận thông tin từ Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo và các sàn thương mại điện tử đã gỡ bỏ nhiều bài viết, video quảng cáo, rao bán trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm về động vật hoang dã; những tài khoản thường xuyên vi phạm cũng đã bị vô hiệu hóa.

Đặc biệt trong tháng 5/2021, cơ sở dữ liệu vi phạm về động vật hoang dã của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên đã ghi nhận vụ việc thứ 20.000 kể từ khi Phòng Bảo vệ động vật hoang dã và Đường dây nóng tiếp nhận thông tin vi phạm 1800-1522 được vận hành từ năm 2005. Vụ việc thứ 20.000 đến từ thông báo vi phạm của một người dân ở Bình Dương.

Từ một vài vụ việc được thông báo đến Đường dây nóng 1800-1522 khi mới thành lập vào năm 2005, đến nay, mỗi ngày trung bình Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên tiếp nhận khoảng 10 thông tin dấu hiệu vi phạm về động vật hoang dã từ người dân.

Những con số trên cho thấy những nỗ lực của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên cũng như của cộng đồng trong công tác bảo vệ động vật hoang dã, cũng là minh chứng rõ nét về sự quan tâm của cộng đồng tới vấn đề bảo vệ động vật.

Thế nhưng, điều mà ai cũng mong mỏi, là chúng ta sẽ tuyên truyền giáo dục nhận thức để không còn phải "giải cứu" thêm một cá thể động vật hoang dã nào nữa.

Thông tin từ Tạp chí Kinh tế Môi trường