TS Nguyễn Minh Phong: Việt Nam đang đối diện với nhiều áp lực về môi trường
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, Việt Nam đang đối diện với nhiều áp lực: Phát thải carbon, ô nhiễm không khí, nguồn nước trong nội thành, ô nhiễm nước biển, ô nhiễm đất, ánh sáng, tiếng ồn...
Sáng 29/11, phát biểu tại Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26 – Góc nhìn Kinh tế Môi trường" do Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học hàng đầu về lĩnh vực kinh tế môi trường đã diễn ra tại Hà Nội, TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế đã có những trao đổi về các vấn đề liên quan đến môi trường.
TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, trong nội hàm của Bảo vệ môi trường có 4 nội dung. Thứ nhất, hạn chế ô nhiễm và cải thiện, thích ứng với biến đổi môi trường; Thứ hai, thực hiệm kiểm soát sử dụng tài nguyên; Thứ ba, bảo vệ môi trường là yếu tố tiên quyết của sự tồn tạo toàn nhân loại; Thứ tư, nhất thiết phải tìm cách tránh đắm chìm trong rác, 5% đô thị nước thải được xử lý. Bảo vệ môi trường là yếu tố tất yếu, không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế.
Việt Nam đang đối diện với nhiều áp lực: Phát thải carbon, ô nhiễm không khí, nguồn nước trong nội thành, ô nhiễm nước biển, ô nhiễm đất, ánh sáng, tiếng ồn... Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu thiệt hại năng nề của nước biển dâng, 1/3 đồng bằng Việt Nam chìm trong biển.
Theo tôi, chúng ta cần phát huy 3 nhóm: Nhà nước - cộng đồng doanh nghiệp - dân cư. Trong đó, Nhà nước đảm bảo hệ thống luật pháp, hỗ trợ chính sách thị trường, dịch vụ, đặc biệt đưa hoạt động kiểm toán môi trường, đưa kiểm toán môi trường để nhà nước kiểm soát, phát động hiệp hội, doanh nghiệp và người dân thực hiện các chính sách thuế - phí môi trường. Vận dụng công nghệ, khai thác nguồn lực tự nhiên, quản lý giá bảo vệ môi trường, quan trắc, thu hồi nguồn thác thải từ phương tiện vận thải, phong trào trồng cây xanh cần phát huy. Vai trò thuộc về nhà nước là chủ đạo, buộc doanh nghiệp và người dân thực hiện
Cùng quan điểm, PGS.TS Bùi Thị An, ĐBQH Khóa XIII, Viện trưởng Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, Việt Nam chúng ta đang thực hiện song hành kinh tế- môi trường và an sinh xã hội, với tinh thần lấy người dân là chính, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân… Điều kiện kinh tế hiện nay: Thay thế ngành hàng ô nhiễm, giảm ngành ô nhiễm sang năng lượng sạch.
Tại Nghị quyết 55 - Bộ Chính trị nêu rõ, tăng năng lượng tái tạo, giảm năng lượng độc hại. Toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc nhưng còn một số vấn đề như phân công nhiệm vụ tổ chức thực hiện còn có những vấn đề chưa hài long. Về giải pháp cá nhân, tôi cho rằng, cần có quyết sách trồng rừng, tăng năng lượng tái tạo; Lấy nhân dân làm trung tâm; Chấp nhận quy luật và tìm ra giải pháp. Nêu cao vai trò của giới khoa học trong việc theo dõi giám sát từng ngày các giải pháp này.