Gần đây, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả đã gửi gửi tới cơ quan hữu quan tỉnh Lạng Sơn và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) kiến nghị về một số vấn đề liên quan đến Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng. Và đây cũng là những kiến nghị được dư luận, giới chuyên gia kinh tế cùng các đơn vị liên quan quan tâm.
Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả đã gửi gửi tới cơ quan hữu quan tỉnh Lạng Sơn và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) kiến nghị về một số vấn đề liên quan đến Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng
Dự án cao tốc Bắc Giang Lạng Sơn bao gồm hai dự án thành phần. Dự án thành phần 1 cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có tổng mức đầu là 12.188 tỉ đồng, chiều dài 64 km đã hoàn thành đi vào khai thác sử dụng, thu phí từ tháng 02/2020. Còn dự án thành phần 2 cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng có tổng mức đầu tư 7.609 tỉ đồng, chiều dài 43 km đã triển khai từ năm 2018.
Tuy nhiên, có một điểm cần bàn là tuyến cao tốc hướng tâm từ Hà Nội lên Lạng Sơn dài 110 km này đã kết thúc khi chỉ còn cách thành phố Lạng Sơn 30 km và cửa khẩu Hữu Nghị 45 km. Cuối tuyến vẫn phải đi "mượn" tuyến Quốc lộ 1 chỉ có 2 làn xe được cải tạo cách đây 20 năm và đã quá tải từ lâu. Đoạn cao tốc kết thúc khá "cụt" và không đạt được tính đồng bộ khiến nhà đầu tư phải cân nhắc về tính hiệu quả của nó.
Đánh giá về vấn đề này, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã cho biết tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn vẫn còn 30km nữa mới đến thành phố Lạng Sơn, việc này đã đi ngược nguyên lý quan trọng nhất trong đầu tư giao thông. Bởi nguyên lý của giao thông là "đồng bộ". Nguyên lý đồng bộ sẽ tạo ra sự kết nối, tạo động lực phát triển để trên cơ sở đó có thể lan tỏa phát triển ra các địa phương khác.
Tuyến cao tốc hướng tâm từ Hà Nội lên Lạng Sơn dài 110 km này đã kết thúc khi chỉ còn cách thành phố Lạng Sơn 30 km và cửa khẩu Hữu Nghị 45 km. Cuối tuyến vẫn phải đi "mượn" tuyến Quốc lộ 1 chỉ có 2 làn xe được cải tạo cách đây 20 năm và đã quá tải từ lâu
Nhận ra tính cấp thiết của việc đồng bộ, khớp nối cao tốc, PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định dự án thành phần 2 (cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng) nối từ điểm "cụt" cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đến thành phố Lạng Sơn và sau đó là đến các cửa khẩu trong tỉnh được xem là nhiệm vụ quan trọng cần hoàn thiện càng sớm càng tốt để đồng bộ cao tốc và khai thác triệt để hiệu quả của cả tuyến đường.
Nhà đầu tư đã nhiều lần gửi văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền bày tỏ lo ngại về việc "đứt gãy" tuyến giao thông quan trọng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn do chưa được kết nối thông suốt dẫn đến thiếu cơ sở để triển khai tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng).
UBND tỉnh Lạng Sơn đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND tỉnh Lạng Sơn thực hiện điều chỉnh dự án thành phần 2 (đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng). Cụ thể, Dự án đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng sẽ chuyển từ BOT không có vốn Nhà nước sang hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, có sự tham gia của vốn Nhà nước.
Theo phương án này, Dự án Bắc Giang - Lạng Sơn sẽ có thời gian thu phí lên tới gần 40 năm trong khi một số Dự án thành phần của Cao tốc Bắc Nam có phần hỗ trợ của Nhà nước 50% vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn dưới 20 năm đều chưa tìm được Nhà đầu tư tham gia (theo Báo cáo số 610/BC-CP ngày 02/12/2020 Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội).
Tuy nhiên, về vấn đề này Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả cho rằng đề xuất của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng là gây bất lợi cho nhà đầu tư. Điều này là hoàn toàn có lý bởi khó có ngân hàng thương mại nào chấp nhận thu hồi vốn trong khoảng thời gian dài đến như vậy nên dự án phải quay về đầu tư công, Ban QLDA sẽ thực hiện việc chọn lựa các nhà thầu.
Vậy nên dư luận hoàn toàn có lý khi đặt câu hỏi có lợi ích nhóm trong phương án này hay không?
Ông Trần Văn Thế, Phó chủ tịch HĐQT HHV, cho biết Chính phủ giao trình duyệt dự án từ tháng 1/2021. Đến tháng 3, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn tham mưu phương án kéo dài thời gian thu phí lên gần 40 năm. Tháng 5/2021, UBND tỉnh Lạng Sơn đã bác phương án này và trình lại một phương án khác, nhưng đến nay dự án vẫn chưa được phê duyệt.
Ngoài ra, những vướng mắc tại dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn như giảm đi 1 trạm thu phí, miễn, giảm phí cho 10.000 xe cho người dân địa phương, gấp 10 lần phương án ban đầu chưa được giải quyết dứt điểm nên phía Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả phải tính đến phương án rút lui để dành sự tập trung cho những dự án khác.
“Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, uy tín đã cam kết với người dân, chúng tôi chủ động dừng đầu tư dự án này để tập trung cho các khu vực khác. Chúng tôi sẽ trở lại tham gia đấu thầu lựa chọn lại nhà đầu tư khi các tồn tại được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết”, ông Trần Văn Thế cho biết.
Về câu chuyện này, có đúng hay trước thông tin cho rằng Ban Quản lý xây dựng tỉnh Lạng Sơn đã liên tục đưa ra các điều kiện khó, gây cản trở, thiếu hợp tác tháo gỡ các tồn tại trước đây khiến cho thời gian chuẩn bị thực hiện dự án kéo dài?
Trước thông tin Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả sẽ rút khỏi liên danh nhà đầu tư tham gia dự án Hữu Nghị - Chi Lăng, PGS.TS Dương Đăng Huệ cho rằng hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh là yêu cầu hàng đầu của bất cứ nhà đầu tư nào. Vì vậy, động thái xin rút khỏi liên danh đầu tư dự án của doanh nghiệp khi không nhìn thấy hiệu quả của dự án là điều rất bình thường.