Bích Hải ·
2 năm trước
 3376

Việc tăng cường giám sát quản lý trong việc khai thác khoáng sản tại Lâm Đồng diễn ra như thế nào?

Vừa qua, Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản cần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về giấy phép, trữ lượng khai thác và giá cả trước khi đưa ra thị trường.

Cụ thể, trong văn bản Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các tổ chức, cá nhân ngoài việc khai thác khoáng sản chính đã được xác định trong giấy phép. Nếu có nhu cầu khai thác, sử dụng khoáng sản đi kèm như đất san lấp tại mỏ (kể cả khoáng sản ở bãi thải) để tránh lãng phí tài nguyên, thu hồi tối đa khoáng sản thì cần phải đánh giá bổ sung trữ lượng, chất lượng khoáng sản đi kèm, làm cơ sở thẩm định.

Sau đó, trình UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép điều chỉnh, bổ sung khoáng sản đi kèm, đồng thời thực hiện hiện đầy đủ nội dung quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 55, Luật Khoáng sản năm 2010 và Khoản 6, Điều 20, Nghị định số 158 (ngày 29/11/2016) của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

Các tổ chức và cá nhân khai thác, chế biến khoáng sản (sản phẩm sau khai thác, chế biến) không đúng giấy phép sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Luật Khoáng sản.

Hoạt động khai thác khoảng sản tại Lâm Đồng

Hoạt động khai thác khoảng sản tại Lâm Đồng (Ảnh báo Lâm Đồng).

Bên cạnh đó, Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng cũng đề nghị Cục Thuế tỉnh, định kỳ hàng tháng, hàng quý, năm (hoặc khi phát hiện từng trường hợp cụ thể) thông tin số liệu thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Đối với tổ chức, cá nhân kê khai thuế, phí nhưng không có giấy phép khai thác khoáng sản; Khai thác vượt công suất; Kê khai không đúng pháp nhân cấp phép, xuất hóa đơn hoặc kê khai sản phẩm sau chế biến không đúng giấy phép, dự án đầu tư, thiết kế mỏ, hợp thức hóa đơn, chứng từ… thông tin về Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan liên quan để phối hợp theo dõi, kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định.

Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản chế biến các vật liệu xây dựng thông thường khi cung cấp sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường phục vụ các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, không được găm hàng, nâng giá làm ảnh hưởng giá cả thị trường đối với vật liệu xây dựng.

Trước đó, vào đầu tháng 6/2021, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng có chỉ đạo các sở, ngành tăng cường công tác quản lý nhà nước, thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị các sở, ngành cần kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp không lắp đặt camera giám sát, trạm cân; Không hồ sơ, chứng từ, hoá đơn không đầy đủ; Các hành vi gian lận, khai báo sản lượng khoáng sản khai thác không đúng thực tế; Khai thác gây tổn thất lớn khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo hoá đơn, chứng từ.

Đồng thời, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân và trách nhiệm người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra tình trạng khai thác, kinh doanh khoáng sản trái phép. Nhất là đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi bao che, buông lỏng quản lý để xảy ra sai phạm trong công tác khai thác, kinh doanh khoáng sản trên địa bàn.

Nguồn