Huyền my ·
1 năm trước
 2467

Việt Nam nỗ lực tăng khả năng chống chịu với thiên tai và biến đổi khí hậu

Những năm gần đây, nước biển dâng, thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân. Qua các hoạt động tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, áp dụng các giải pháp thuận tự nhiên, có thể nâng cao giá trị thương phẩm gắn với bảo vệ rừng.

Đến năm 2026, người dân Việt Nam, đặc biệt là những người có nguy cơ bị bỏ lại phía sau, sẽ được hưởng lợi và đóng góp vào môi trường an toàn và sạch hơn từ việc Việt Nam giảm thiểu tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và xây dựng khả năng chống chịu, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, cung cấp năng lượng sạch và tái tạo cũng như quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) đã và đang triển khai 4 dự án tại Cà Mau với tổng vốn viện trợ hơn 25,1 tỷ đồng. Trong đó năm 2022, WWF Việt Nam đã có 2 dự án đang triển khai thực hiện là  dự án “Cải thiện cuộc sống của cộng đồng người nghèo thông qua các sinh kế thay thế thân thiện với bảo tồn tại các khu đất ngập nước Ramsar ở Đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau” và dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu của hệ sinh thái rừng ngập mặn và cộng đồng địa phương tại khu vực ven biển tỉnh Cà Mau”.

Cải thiện cuộc sống của cộng đồng người nghèo thông qua các sinh kế thay thế thân thiện với bảo tồn tại các khu đất ngập nước Ramsar ở Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh minh họa)

Có thể thấy, đây là những dự án góp phần giúp địa phương nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của rừng ngập mặn; nâng cao năng lực của cán bộ trong việc bảo tồn đa dạng sinh học trong các khu vực rừng ngập mặn; thay đổi hành vi và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; cải thiện sinh kế của người dân trong vùng dự án.

Những năm gần đây, nước biển dâng và thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, đây là những dự án quan trọng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, quy hoạch và định hướng phát triển chung của nhiều địa phương. Thông qua các hoạt động tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, áp dụng thực hành các giải pháp thuận tự nhiên, có thể nâng cao giá trị thương phẩm gắn với bảo vệ và phát triển rừng, ổn định sinh kế cho người dân, các chuyên gia cho hay.

Đại diện WWF Việt Nam cho hay, các giải pháp dựa vào tự nhiên như tôm - rừng và tôm - lúa là các phương pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để giúp các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái nông nghiệp có khả năng chống chịu tốt hơn và tiếp tục cung cấp những dịch vụ thiết yếu cho con người, đặc biệt cho các cộng đồng dễ tổn thương tại một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, tổ chức này cũng cam kết luôn đồng hành cùng người dân thúc đẩy các giải pháp dựa vào tự nhiên, tăng cường năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng và hệ sinh thái.

Trước những tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, Việt Nam cần chủ động ứng phó và thích ứng; cần nâng cao năng lực của nền kinh tế thông qua việc đổi mới mô hình tăng trưởng, hướng tới trăng trưởng xanh, lựa chọn các ngành kinh tế phù hợp để tập trung phát triển. Đồng thời,cần sử dụng mạnh mẽ hơn các biện pháp nhằm tăng cường khả năng ứng phó với thiên tai và nâng cao năng lực cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.