Trần Khánh ·
2 năm trước
 4203

Bạn biết gì về 'quả bom hẹn giờ' metan ẩn sâu bên trong lớp băng vĩnh cửu Bắc Băng Dương?

Ẩn sâu bên trong lớp băng vĩnh cửu Bắc Băng Dương có những gì? Có đơn giản chỉ là hàng tỉ tấn metan và carbon hữu cơ bị mắc kẹt? Hay còn điều gì khác? Nghiên cứu cho thấy người ta tìm thấy cả virus gây bệnh bên trong lớp băng vĩnh cửu đang tan ra...

Theo khảo sát từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), khối lượng khổng lồ metan và carbon hữu cơ này bị mắc kẹt dưới đáy Bắc Băng Dương, vốn là trầm tích đóng băng được bao phủ bởi 120 mét nước biển vào cuối Kỷ Băng hà khoảng 18.000 đến 14.000 năm trước.

Tuy nhiên, lớp trầm tích này nằm sâu dưới mặt nước biển – nơi con người khó có thể tiếp cận. Do vậy, chúng ta chỉ có một chút dữ liệu về lượng carbon và khí metan bị chôn vùi ở đó cùng tốc độ các loại khí này giải phóng ra bầu khí quyển ở trên.

băng vĩnh cửu đang tan ra

Lớp băng vĩnh cửu đang tan chảy. Ảnh: Sohu

"Ở một số nơi ở Alaska thuộc Bắc Cực, bạn bay qua một vùng lỗ chỗ đất và hồ được hình thành do đất sụt", bà Natali, người đã đi thực địa từ Siberia đến Alaska, nói. "Nước gần bề mặt bây giờ trở thành ao".

Nhiều hồ trong số này sủi bọt khí methane, vì các vi khuẩn đột nhiên có được đại tiệc chất hữu cơ từ xa xưa để đánh chén, qua đó giải phóng khí methane như sản phẩm phụ. "Chúng tôi thường đi bộ qua các hồ bởi vì nó rất nông và ở một số nơi giống như bạn ở trong bồn nước nóng vậy, có rất nhiều bong bóng khí", Natali nói.

băng vĩnh cửu

Lớp đá tan chảy sẽ làm khí methane thoát ra, càng làm đẩy nhanh tiến trình ấm nóng toàn cầu

Nhưng khí methane và CO2 không phải là những thứ duy nhất thoát khỏi mặt đất đóng băng. Vào mùa hè năm 2016, một nhóm những người chăn tuần lộc du mục bắt đầu ngã bệnh vì một căn bệnh bí ẩn.

Tin đồn bắt đầu lan truyền về "Dịch Siberia", lần cuối cùng xuất hiện ở vùng này vào năm 1941. Khi một cậu bé và 2.500 con tuần lộc chết, căn bệnh này mới được xác định: bệnh than. Nguồn gốc của bệnh là xác tuần lộc rã đông, nạn nhân của dịch bệnh than từ 75 năm trước.

Báo cáo Bắc Cực năm 2018 suy đoán rằng, "các bệnh như bệnh cúm Tây Ban Nha, bệnh đậu mùa hoặc bệnh dịch hạch đã bị xóa sổ có thể bị giữ lại trong lớp băng vĩnh cửu".

Một nghiên cứu của Pháp năm 2014 lấy một virus 30.000 năm tuổi đóng băng trong lớp băng vĩnh cửu và làm ấm nó trở lại trong phòng thí nghiệm. Ngay lập tức nó sống trở lại 300 thế kỷ sau. Thủy ngân cũng đang xâm nhập vào chuỗi thức ăn, nhờ vào sự tan băng vĩnh cửu.

băng vĩnh cửu

Lớp băng vĩnh cửu được cho là đang “nhốt” nhiều thủy ngân bên dưới Ảnh: REUTERS

Bắc Cực là nơi có nhiều thủy ngân nhất trên hành tinh. Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính có tổng cộng 1.656.000 tấn thủy ngân bị cầm giữ trong băng vùng cực và băng vĩnh cửu: gần gấp đôi lượng toàn cầu ở tất cả các vùng đất, đại dương và bầu khí quyển.

Natali giải thích rằng thủy ngân thường kết hợp với vật liệu hữu cơ ở những nơi bạn có hàm lượng chất hữu cơ cao... Cơ thể sinh vật không loại bỏ nó, do đó nó tích lũy sinh học trong mạng lưới thức ăn.

"Băng vĩnh cửu gần như là cơn bão hoàn hảo - bạn có rất nhiều thủy ngân trong băng vĩnh cửu, chúng được giải phóng vào các vùng đất ngập nước, đó là môi trường thích hợp để các sinh vật tiếp nhận chúng, và sau đó đi lên mạng lưới thức ăn".

Đó là điều lo ngại đối với động vật hoang dã, con người và ngành công nghiệp đánh bắt cá thương mại.