Xây dựng “bệ đỡ” phát triển xe điện
Năm 2023, Việt Nam chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành công nghiệp xe điện. Tuy nhiên để có thể phát triển tương xứng với tiềm năng đồng thời đẩy mạnh bảo vệ môi trường, ta vẫn cần giải pháp để loại bỏ nút thắt. Xuất phát từ người tiêu dùng, tăng cường trụ sạc điện, nguồn điện cho phương tiện giao thông điện vận hành là điều cần chú trọng đầu tiên.
Để xây dựng cơ sở hạ tầng, quan trọng là xây trạm sạc ở đâu, số lượng bao nhiêu cần sự tham gia của cơ quan quản lý. Rõ ràng vai trò của Nhà Nước trong việc xây dựng chính sách, quy định là điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp mở rộng và triển khai trụ sạc điện trên toàn quốc.
Ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phát biểu tại tọa đàm “Hạ tầng cho xe điện tại Việt Nam” chia sẻ một số giải pháp như xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ vượt trội nhằm thu hút FDI, áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những giải pháp. Ông cũng nhấn mạnh quy hoạch cơ sở hạ tầng không thuộc trách nhiệm của riêng bộ nào, địa phương và các ban ngành có thể ngồi lại để thống nhất phương án chung.
Nhanh chóng giải quyết những bài toán khóa để phát triển xe điện bền vững tại Việt nam.
Các bài toán về điện cung cấp cho xe điện cũng được đặt ta. Nếu chuyển sang dùng xe điện, sản lượng tiêu thụ điện của cả nước sẽ tăng. Do đó ta cần đẩy mạnh các chương trình phát triển nguồn năng lượng sạch, như điện gió, điện mặt trời,...
Ngoài ra, giá xe điện tại vẫn còn nằm ở mức cao so với thu nhập của người Việt. Công nghệ sản xuất pin dự vào năm 2030 có thể giúp giảm giá xe điện, tuy nhiên vẫn cao hơn 9 - 10% giá xe chạy bằng nhiên liệu truyền thống. Vì thế để tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, ta cần có chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ để hạ giá thành xe điện. Điều này không chỉ hỗ trợ người mua dễ dàng tiếp cận sản phẩm mà còn tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp.
Bản thân doanh nghiệp phải đẩy mạnh chính sách ưu đãi, quảng bá để tăng độ nhận diện của xe điện. Trong chiến lược phát triển, doanh nghiệp phải nhìn nhận rõ tiềm năng và hạn chế của mình để từ đó tìm ra hướng đi phù hợp, đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng Việt. Xe điện thực chất là cuộc đua về công nghệ giữa các nhà sản xuất, ai biết cách đổi mới, thay đổi liên tục đương nhiên sẽ dành được ưu thế hơn.
Đồng thời phát triển xe điện ta còn phải xem xét cẩn thận về yếu tố môi trường trong quá trình khai thác, sản xuất và xử lý pin. Pin sản xuất bằng nhiên liệu hóa thạch sẽ làm phản tác dụng “xanh” của xe điện. Nghiên cứu và phân loại pin thải để tái chế một cách hợp lý, không gây ô nhiễm môi trường. Song song với đó doanh nghiệp nên nghĩ đến phương án kéo dài tuổi thọ của pin.
Gỡ dần những nút thắt
Hiện nay, để giải quyết những tồn đọng cản trở việc phát triển xe điện, nhiều chính sách đã được ban hành, thể hiện sự quan của Đảng và Nhà nước về vấn đề này. Từ ngày 1/3/2022 đến ngày 28/2/2027, thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô điện áp dụng cho xe dưới 9 chỗ giảm từ 15% xuống còn 3%.
Nghị định số 10/2022/NĐ-CP cũng nêu rõ trong vòng 3 năm kể từ ngày 1/3/2022 mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô điện chạy pin là 0%. Thêm nữa từ ngày 1/3/2025 đến 28/2/2027, mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô điện chạy pin sẽ bằng 50% mức thu lệ phí trước bạ của xe điện chạy xăng có cùng số chỗ ngồi.
Trụ sạc - Một trong những khó khăn lớn nhất trong phát triển xe điện tại Việt Nam.
Một nỗ lực nữa đến từ phía doanh nghiệp là tăng cường xây dựng các trụ sạc điện. Đơn cử từ tháng 7/2022, VinFast đã hợp tác cùng PVOIL Việt Nam vận hành trụ sạc điện song song cây xanh truyền thống. Theo đó mục tiêu của VinFast là xây dựng 150.000 cổng sạc, 3.000 trạm sạc trên toàn quốc để tương xứng với số xe điện bán. Điều này được nhiều người mong chờ vì thuận tiện trong việc đi lại dễ dàng tìm kiếm.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để phát triển xe điện. Vì thế ta cần phải nhanh chóng giải quyết khó khăn để tận dụng thời cơ, trong đó sự hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết.